Covid-19 tạo thách thức lớn cho ngành xi măng

NoiThatXhome.vn - Theo đánh giá của Công ty cổ phần chứng khoán FPT (FPTS), ngành xuất khẩu xi măng đang đối mặt với những khó khăn do nhu cầu tiêu thụ của các thị trường xuất khẩu chính đang sụt giảm do tác động của dịch Covid-19.

NoiThatXhome.vn - Theo đánh giá của Công ty cổ phần chứng khoán FPT (FPTS), ngành xuất khẩu xi măng đang đối mặt với những khó khăn do nhu cầu tiêu thụ của các thị trường xuất khẩu chính đang sụt giảm do tác động của dịch Covid-19.

Xuất khẩu bị gián đoạn

FPTS đánh giá hoạt động xuất khẩu xi măng Việt Nam bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hiện nay, xuất khẩu xi măng phụ thuộc vào ba thị trường chính chiếm tới 74% sản lượng xuất khẩu gồm Trung Quốc (49%), Philippines (15%) và Bangladesh (10%).

Các thị trường này đều bị gián đoạn dài ngày trong quý I và quý II/2020 do dịch Covid-19 khi Trung Quốc phong tỏa diện rộng trên cả nước trong tháng 2, Philippines phong tỏa trong tháng 3 kéo dài sang tháng 4 và Bangladesh phong tỏa trong tháng 4. Các biện pháp tạm dừng hoạt động xây dựng cũng như tăng cường rà soát y tế tại các khu vực giao thương như cảng biển đã gây đình trệ với nhiều đơn hàng xuất khẩu.

Nguồn: Hiệp hội xi măng, FPTS tổng hợp

Theo số liệu thống kê những tháng đầu năm 2020, lượng xuất khẩu xi măng sang thị trường Trung Quốc đã giảm 22%, sang Phillippines giảm 18%, xuất khẩu sang Bangladesh giảm 41% so với cùng kỳ năm 2019. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, lũy kế 4 tháng đầu năm, lượng xuất khẩu xi măng đạt hơn 10,5 triệu tấn, trị giá gần 395 triệu USD giảm 7,1% về lượng và giảm 17,9% về trị giá so với cùng kỳ.

FPTS dự kiến các thị trường xuất khẩu chính sẽ hồi phục chậm sau đại dịch. Theo ghi nhận của tập đoàn logistic và hậu cần quốc tế Agility, hoạt động xuất khẩu hàng hóa đến các quốc gia và khu vực có lệnh phong tỏa mất khoảng từ 1 – 2 tuần sau khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ để có thể trở lại mức hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Xi măng Thế giới, thị trường Philippines hay Bangladesh có thể mất ít nhất một tháng hoặc lâu hơn để hồi phục do các nước này kiểm soát dịch bệnh kém hiệu quả sẽ khiến nền kinh tế tái khởi động chậm. Hiện hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã trở lại nhịp độ bình thường sau gần hai tháng bị trì hoãn.

Các doanh nghiệp đang gặp khó

Theo đánh giá của FPTS, hoạt động sản xuất xi măng trong nước chưa bị ảnh hưởng trong thời gian diễn biến dịch Covid-19.

Trong quý I/2020, sản lượng sản xuất của các nhà máy đạt 21,4 triệu tấn, tăng nhẹ 3% so với quý I/2019. Nguồn cung xi măng trên thị trường không bị ảnh hưởng do các nhà máy được phép hoạt động bình thường. Các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất cũng có sự thuận lợi nhất định khi các chi phí sản xuất giảm như giá điện, giá than, thuế tài nguyên,…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xi măng đang gặp khó do nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Theo số liệu của Hiệp hội Xi măng Việt Nam và Tổng cục Hải quan, so với cùng kỳ năm 2019, sản lượng tiêu thụ xi măng toàn ngành trong quý I/2020 ước tính giảm gần 12%, xuất khẩu xi măng giảm 15% và tiêu thụ xi măng tại thị trường trong nước giảm 11% so với cùng kỳ 2019.

Trong quý I/2020, các doanh nghiệp xi măng Việt Nam ước tính thiệt hại 2.800 tỉ đồng về doanh thu. Tồn kho toàn ngành trong quý I/2020 tăng mạnh lên mức 4,8 triệu tấn, tương đương với khoảng 30 - 45 ngày tiêu thụ.

Một số doanh nghiệp đang có vấn đề về khả năng thanh toán các khoản chi phí hoạt động đến hạn do sản phẩm tiêu thụ chậm và tình hình tồn kho kéo dài.

Các doanh nghiệp trên đang nằm trong khoảng 20% số doanh nghiệp trong ngành có tình hình tài chính yếu kém như mức nợ vay cao, thâm hụt về nguồn vốn ngắn hạn hoặc hoạt động kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm.

Trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ quý I/2020 sụt giảm cùng với công nợ và tồn kho gia tăng làm thâm hụt nguồn vốn sản xuất kinh doah, doanh nghiệp đang xin các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ như hoãn nộp thuế, hoãn tiền thuê đất hoặc xin miễn giảm lãi vay, gia hạn nợ từ ngân hàng.

Tuy nhiên, thời gian phê duyệt các biện pháp hỗ trợ có thể kéo dài, cũng như thủ tục chứng minh ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh rất phức tạp. Một số doanh nghiệp có thể không nhận được sự hỗ trợ kịp thời và phát sinh các rủi ro nghiêm trọng về tài chính.

FPTS dự báo tình hình không mấy khả quan này của ngành xi măng sẽ còn kéo dài sau đại dịch. Khi trong năm nay sẽ có 2 nhà máy mới đi vào vận hành với công suất 8 triệu tấn/năm (tương đương với 9% tổng công suất xi măng hiện tại).

Lượng công suất tăng thêm này có thể dẫn tới tính trạng tiếp tục dư cung, đi kèm áp lực cạnh tranh gia tăng giữa các doanh nghiệp gây trở ngại tới khả năng hồi phục của các doanh nghiệp xi măng sau đại dịch.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24