Theo đó, ranh giới lập quy hoạch được xác định toàn bộ lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo, lòng đất, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mục tiêu lập quy hoạch là công cụ quản lý của nhà nước trong việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội, nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực quốc gia để phát triển đất nước nhanh và bền vững; là cơ sở để lập quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công 5 năm và hằng năm.
Bên cạnh đó việc lập quy hoạch còn có mục tiêu nhằm đề xuất các quan điểm, mục tiêu phát triển, nhiệm vụ và giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030 hướng tới phát triển bền vững trên các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Đồng thời, xây dựng không gian phát triển quốc gia trên cơ sở kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng, gắn với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, phát triển các ngành, các vùng.
Theo Nghị quyết, sẽ có 42 hợp phần quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các hợp phần quy hoạch được Chính phủ giao cho các Bộ chủ trì tổ chức lập quy hoạch tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: