Đây là cầu đi bộ bằng thép không gỉ được in 3D bởi các cánh tay robot. Đặc biệt, cây cầu được trang bị bộ đôi mạng cảm biến liên kết với màn hình kỹ thuật số để theo dõi hiệu suất hoạt động trong thời gian thực.
Nghĩa là mọi người đi bộ, chạy hoặc đạp xe qua cầu, các cảm biến tích hợp sẽ liên tục thu thập dữ liệu về sức căng, độ dịch chuyển, độ rung, chất lượng không khí và nhiệt độ hiển thị trên máy tính.
Những dữ liệu này giúp giám sát cấu trúc cây cầu và cách mà cây cầu hoạt động. Khi xảy ra hư hỏng, việc bảo trì sẽ được thực hiện sớm nhất có thể để đảm bảo an toàn. Dữ liệu này cũng giúp các kỹ sư hiểu cách thép in 3D để có thể áp dụng cho các dự án xây dựng quy mô lớn, phức tạp hơn.
Cây cầu là sản phẩm được các nhà nghiên cứu thử nghiệm vật liệu với bộ đôi công nghệ cảm biến và màn hình kỹ thuật số sử dụng phần mềm của Autodesk từ Chương trình kỹ thuật lấy dữ liệu làm trung tâm (DCE) của Viện Alan Turing. Sau đó họ hợp tác với công ty thiết kế Joris Laarman Labs và công ty in 3D MX3D để xây dựng cây cầu.
“Nó không chỉ là một thiết kế đẹp mà còn là công nghệ kỹ thuật số mang tính đột phá với các cảm biến được tích hợp sẵn trong kết cấu của cây cầu”, Mark Girolami, Giám đốc chương trình DCE nói.
Theo Mark Girolami, đó là một bước quan trọng tạo ra sự thay đổi nhằm cải thiện thế giới từ những thiết kế và môi trường xây dựng của chúng ta. Thật tuyệt vời khi thấy dự án đi vào cuộc sống và được công chúng đón nhận.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: