Tuy nhiên, khi cắm hoa Tết để trên bàn thờ gia chủ cần chú ý một vài điều sau để không bị ảnh hưởng đến tài lộc. Dưới đây là cách cắm hoa Tết để bàn thờ đem lại tài lộc cho gia chủ.
Cách cắm hoa Tết để bàn thờ đem lại tài lộc
Hoa cắm trong lọ nên vừa phải không quá nhiều, cắm thẳng không xòe ra hai bên để không che khuất các bậc bề trên.
Có thể chọn phối hai đến ba loại hoa để lọ hoa trở nên phong phú và có nhiều màu sắc hơn, tuy nhiên không cắm quá nhiều màu sẽ dễ bị rối mắt, mất thẩm mỹ.
Trên bàn thờ chỉ đặt tối đa 2 bình hoa, nếu đặt quá nhiều sẽ rất chiếm diện tích, không đủ chỗ để bày biện những lễ vật dâng cúng khác.
Để năm mới sung túc và đủ đầy, cắm hoa Tết để trên bàn thờ cần hướng ra ngoài và hướng lên cao.
Những loại hoa cắm trên bàn thờ
Hoa đào: loài hoa đặc trưng cho mùa xuân miền bắc, không chỉ có tác dụng trừ ta mà còn mang đến nguồn sinh khí, giúp con người khỏe mạnh và bình an trong năm mới.
Hoa mai: loại hoa mang đến sự giàu sang, phú quý cho các gia đình miền nam ngày Tết. Theo quan niệm, hoa nở đúng vào đêm giao thừa hoặc mùng 1 Tết sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc đến cho gia đình.
Hoa lan: từ lâu vốn là biểu tượng phong thủy sinh sôi nảy nở, lại đa dạng màu sắc, chủng loại, có độ bền cao và có hương thơm thanh khiết, được yêu thích trang trí cho những ngày quan trọng của năm.
Hoa cúc: là một trong những loại cây được nhiều gia đình Việt ưa chuộng trưng bày vào dịp Tết bởi màu vàng rực rỡ, tươi tắn tràn đầy sức sống, thu hút tài lộc và màu trắng tượng trưng cho sự duyên dáng và hào hiệp.
Hoa hồng đỏ: nở quanh năm với ý nghĩa hạnh phúc ngập tràn, vĩnh cửu, được nhiều người lựa chọn để chơi Tết bởi màu sắc tươi vui, toát lên vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch.
Hoa lay ơn: tượng trưng cho tình cảm ấm áp, keo sơn lại tươi rất lâu nên được ưa chuộng trong dịp Tết đến, xuân về.
Hoa đồng tiền: theo quan niệm, tên gọi của cây sẽ mang đến mong ước về sự thịnh vượng và tài lộc. Cây có nhiều màu sắc rực rỡ như đỏ, cam, vàng,… sẽ giúp cho bình hoa ngày Tết thêm bắt mắt và ấn tượng.
Hoa thược dược: mang vẻ đẹp bình dị, gần gũi. Cắm bình hoa này vào ngày Tết sẽ giúp không khí gia đình thêm ấm áp, làm cho tâm hồn thư thái, yêu đời.
Hoa tầm xuân: có ý nghĩa sinh sôi, nảy nở, mang đến may mắn cho gia đình vào năm mới.
Hoa huệ ta: được xem là loại cây có giá trị tâm linh cao, hương thơm thanh khiết và tươi lâu, được nhiều người lựa chọn cắm hoa trên bàn thờ vào dịp lễ, Tết.
Hoa thủy tiên: có tác dụng khử tà, tăng thêm sinh khí cho gia đình. Với người Hà Nội, có được cây hoa thủy tiên nở đúng giao thừa, sáng mùng một thì không còn lộc đầu xuân nào quý giá bằng.
Những loại hoa không cắm trên bàn thờ
Hoa giả: vừa không tươi tắn vừa kém trang nhã, không trưng bày lên bàn thờ vào dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, hoa có thể sử dụng cho ngày thường.
Hoa sứ: loài hoa này là nơi trú ngụ của hồn ma, không nên đặt trên bàn thờ.
Hoa nhài: được xem là loại hoa nghịch cảnh, không đứng đắn, không được xem trọng nên không được trang trí lên bàn thờ.
Hoa nhài mặc dù có màu trắng tinh khiết nhưng lại được xem là loại hoa nghịch cảnh, không đứng đắn.
Hoa cúc vạn thọ: không được ưa chuộng để trưng lên bàn thờ bởi mùi hương nồng, có mùi hôi. Thường hoa chỉ được sử dụng để trang trí ngoài nhà, trong sân vườn.
Hoa phong lan: có chữ “phong” mang ý nghĩa phong tình, phóng đãng nên không dùng để dâng Phật, kính tổ.
Hoa ly: mặc dù hoa có màu sắc rất đẹp, tươi tắn nhưng theo quan niệm, hoa ly mang ý nghĩa của sự chia ly, ly biệt do đó rất hạn chế để trung lên bàn thờ.
Hoa dâm bụt: nhiều người cho rằng tên gọi của loài hoa này không đứng đắn và kiêng kỵ trưng trên bàn thờ ngày Tết.
Hoa phù dung: là loại hoa “sớm nở tối tàn” và thay đổi màu sắc tùy theo từng thời điểm trong ngày. Chính vì thế, hoa trở thành loại cây kiêng kỵ đặt trên bàn thờ.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: