Hiện nay có rất nhiều công trình cao tầng đang được xây dựng nó được xem là những kết tinh tạo nên bởi lao động và trí tuệ con người. Nhưng cho dù công trình có được xây nên một cách trau chuốt vẫn không tránh khỏi những tàn phá của khí hậu và sử dụng lâu dài. Những lúc xuống cấp của công trình sẽ cần tới bảo hành công trình. Vậy quy định bảo hành công trình là gì và được yêu cầu thế nào?

Các vấn đề quy định bảo hành công trình

Các vấn đề quy định bảo hành công trình

Tại sao lại xuất hiện việc bảo hành công trình?

Do những công trình khi đi vào sử dụng một thời gian lâu dài thì chúng sẽ bị xuống cấp, hư các thiết bị hay nứt nẻ tường. Điều này sẽ làm mất đi vẻ đẹp của cả công trình, giảm mất sự an toàn khi người dân sử dụng. Bởi đó mà cần phải xác định các trách nhiệm của cá nhân, tổ chức của công trình thi công mục đích sửa chữa lại đó là bảo hành công trình xây dựng.

Tại sao có những quy định bảo hành công trình

Tại sao có những quy định bảo hành công trình

Các yêu cầu về quy định bảo hành công trình

Theo Luật xây dựng 2014 thì để có thể đảm bảo một công trình phải đạt yêu cầu do chủ thể cùng các đối tượng xây dựng và phát triển công trình trong đó:

  • Các nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm các công trình xây dựng như phải đảm bảo các yêu cầu trong hạng mục xây dựng. Đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm trong các việc khắc phục hay sửa chữa công trình.
  • Các nhà thầu cho cung ứng thiết bị công nghệ hay công trình thì phải có trách nhiệm khi có yêu cầu phải thay thế các thiết bị hỏng. Hoặc các thiết bị khiếm khuyết do chính lỗi nhà cung ứng gây ra thì phải thay thế cho công trình.
  • Tùy trường hợp thì quy định bảo hành công trình sẽ có mức độ khác nhau như nhà ở. Với nhà ở thì hà thầu phải sửa chữa, thay thế các phần hư hỏng như khung, cột, tường, sàn, mái, trần, cầu thang...

Các yêu cầu trong bảo hành công trình

Các yêu cầu trong bảo hành công trình

Những nội dung trong hợp đồng quy định bảo hành công trình

Trong bản hợp đồng quy định bào hành công trình sẽ phải dựa trên quy định của pháp luật tuân theo quy tắc. Nội dung trong hợp đồng dựa trên những thỏa thuận giữa hai bên phải đảm bảo các điều sau:

  • Trách nhiệm và quyền lợi của hai bên khi cùng tham gia xây dựng và bảo hành công trình. Ví dụ như các quyền của nhà thầu cung ứng và nhà thầu xây dựng phải hoàn toàn khác nhau.
  • Thỏa hiệp với nhau về thời gian bảo hành các mục xây dựng, thiết bị xây dựng lẫn công nghệ, các loại thiết bị khác…
  • Có được mức tiền để bảo hành cho công trình. Với mức tiền này có thể được phép thay đổi trong quá trình xây dựng, thiết kế lắp đặt hoặc trường hợp khác.
  • Số tiền bảo hành công trình thì nhà thầu sẽ dùng thư bảo lãnh ngân hàng để thế cho tiền bảo hành. Mặc khác thì mức tiền bảo hành, thư bảo lãnh sẽ được đưa lại khi nhà thầu kết thúc thời gian bảo hành. Cùng lúc đó phải có sự xác nhận chính xác từ phía chủ đầu tư là phía nhà thầu đã hoàn thành xong.
  • Trong trường hợp đặc biệt: hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước đưa ra. Nên các công trình chỉ được sử dụng vốn với mức bảo hành tối thiểu của nhà nước đưa ra. Đối với công trình sử dụng nguồn vốn do nhà nước cấp thì phải áp dụng những điều sau rõ ràng:
  • Công trình thuộc loại đặc biệt, cấp 1: Số tiền được bảo hành công trình ít nhất 3% tổng giá trị của hợp đồng xây dựng.
  • Công trình thuộc các cấp khác: Số tiền được bảo hành sẽ ít nhất là 5% tổng giá trị của hợp đồng xây dựng.

Những nội dung của bảo hành công trình

Những nội dung của bảo hành công trình

Quy định bảo hành công trình có thời hạn bao lâu?

Đối với thời hạn để bảo hành, cải tạo hay nâng cấp các hạng mục của công trình xây dựng được quy định tại NĐ-CP 46/2015. Về việc bảo trì các hạng mục xây dựng cũng như quản lý phải được tính toàn ngay khi chủ đầu tư thẩm định công trình xong.

Nên lưu ý các công trình không phải lúc nào hoàn thành xong mới được thẩm định thu nhận. Tùy thuộc vào các đặc trưng của hạng mục xây dựng, có thể chất lượng, công năng, chịu lực bao lâu. Rồi mới có thể đưa công trình vào xây dựng, khai thác thì chủ đầu tư có thể thẩm định từng phần và có điều kiện. Trong tình huống này thì thời gian bảo hành tính từ lúc các hạng mục được thẩm định từng phần.

Với các hạng mục là công trình xây dựng

  • Nếu là công trình đặc biệt, cấp 1 như nhà máy in tiền, đường cao tốc, trường đại học…: Thời gian bảo hành công trình là tối thiểu 24 tháng.
  • Nếu là công trình thuộc cấp khác như cơ sở để hỏa táng, kho tự lưu động…: thời gian bảo hành công trình là tối thiểu 12 tháng. Trong đó thì dạng nhà ở sẽ quy định khác: chung cư thì không ít hơn 60 tháng kể từ ngày hoàn thành công trình và được nhận vào sử dụng. Còn với nhà để ở riêng thì không ít hơn 24 tháng từ ngày nghiệm thu đưa vào để ở.

Với các trang thiết bị (công nghệ, công trình)

Các quy định bảo hành với các trang thiết bị sẽ có thời hạn không được ngắn hơn thời hạn bảo hành nhà sản xuất. Đồng thời thì thời điểm bảo hành các thiết bị được tính từ thời gian chúng được lắp đặt xong, có giấy tờ nghiệm thu rõ ràng.

Trong quá trình xây dựng sẽ không tránh được các sự cố hư hỏng của các hạng mục xây dựng hay thiết bị xây dựng. Thì sẽ phải được nhà thầu sửa lỗi và khắc phục với thời gian bảo hành lúc này sẽ bị kéo dài. Quy định về mức kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào chủ nhà đầu tư cùng với các chủ thầu thỏa thuận trong hợp đồng trước lúc nghiệm thu.

Thời gian bảo hành công trình được quy định cụ thể

Thời gian bảo hành công trình được quy định cụ thể

Trên đây là các thông tin về quy định bảo hành công trình mà mình có được về các nội dung và yêu cầu bảo hành xây dựng. Hi vọng sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức cũng như có thể áp dụng những kiến thức này vào quá trình xây dựng.