Sông Vàm Cỏ |
Theo Phó Bí thư huyện ủy Cần Đước - ông Nguyễn Việt Cường, trước đây khi chưa có tuyến đê sông Vàm Cỏ, đây là diện tích bà con làm lúa 1 vụ (lúa mùa) và một số ít hộ làm 2 vụ. Tuy nhiên, do nằm cạnh sông Vàm Cỏ nên khi có lũ thì vùng đất này thường bị ngập lụt.
Trước tình hình đó, năm 1998-1999 tỉnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng đào đắp tuyến đê cặp theo sông Vàm Cỏ với chiều dài hơn 7 km để ngăn lũ và giữ nước ngọt nhằm tăng từ 1 vụ lúa lên 2 vụ. Thế nhưng năm 1990 khi tuyến đê hoàn thành đưa vào sử dụng, nước ngọt đâu chưa thấy chỉ thấy dòng chảy trong đê quanh quẩn, không thoát ra ngoài sông Vàm Cỏ. Mùa mưa cũng không lấy được nước ngọt vào rửa phèn nên lâu ngày phèn tích luỹ mặt ruộng càng nặng, gần 200 hộ bỗng dưng không sản xuất được lúa đành bỏ đất hoang.
Ông Đặng Văn Lợi, ở ấp 5 cho biết: Gia đình ông có 0,6 ha, khi chưa có đê bao, gia đình sản xuất lúa 1 vụ với năng suất 3-4 tấn/ha. Nhưng từ khi có tuyến đê sông Vàm Cỏ, nước trong đê không thoát ra ngoài cứ chảy quanh quẩn, nhiều năm nước phèn không xả ra ngoài sông mà tích luỹ nên độ phèn ngày càng tăng cao. Mặt đất trở thành màu vàng của phèn, cấy lúa xuống là chết nên không ít hộ phải bỏ đất hoang để đi làm thuê kiếm sống.
Ông Lê Minh Đức – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An - cho biết: Tỉnh đầu tư hơn 50 tỷ đồng nạo vét 6 tuyến kênh lớn và 10 tuyến kênh nhỏ ở ấp 5, xã Long Sơn, tháo chua rửa phèn, đưa nước ngọt vào ruộng để người dân có thể trồng lúa ổn định. Sau khi hoàn thành các tuyến kênh, tỉnh sẽ xem xét thực tế và có kế hoạch sửa chữa, xây dựng thêm cống thoát để vùng đất này có thể sản xuất hiệu quả. Tuy vậy tiến độ nạo vét hiện nay rất chậm..
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: