Bình Chánh trễ hẹn gần 5.000 hồ sơ nhà, đất

Số lượng hồ sơ nhiều, khai báo không đúng, phải bổ sung dẫn đến hàng ngàn hồ sơ trễ hẹn.

Số lượng hồ sơ nhiều, khai báo không đúng, phải bổ sung dẫn đến hàng ngàn hồ sơ trễ hẹn.
“Số lượng hồ sơ trễ hẹn trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận (GCN) là gần 2.700 trường hợp và cấp phép xây dựng là hơn 2.100 hồ sơ. Ngoài ra, số lượng văn bản trả ra cũng bị trễ hẹn là gần 1.500 trường hợp”. UBND huyện Bình Chánh (TP.HCM) báo cáo với Ban Pháp chế, HĐND TP trong buổi giám sát về thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và cấp phép xây dựng, ngày 6-10.
Hồ sơ “khủng”, kỷ luật cán bộ cũng “khủng”
Trong chín tháng đầu năm, UBND huyện Bình Chánh tiếp nhận gần 45.000 hồ sơ nhà đất. Trong đó, lĩnh vực cấp GCN là 40.518 hồ sơ và cấp phép xây dựng gần 4.000 hồ sơ. Con số này gần gấp năm lần quận 12 và gấp 45 lần so với quận 3 (hai nơi mà HĐND vừa có buổi làm việc cách đây vài ngày). Trong số này có gần 5.000 hồ sơ nhà, đất trễ hạn.
“Hồ sơ của người dân phải bổ sung nhiều (khoảng 30%) nên huyện phải mời chủ nhà đến hướng dẫn lại. Thứ hai là do lượng hồ sơ quá lớn và thứ ba là do người dân làm không đúng, như đất trong quy hoạch chưa có quyết định thu hồi đất thì chỉ được cấp phép xây dựng tạm nhưng người dân khai báo không đúng. Khi kiểm tra thấy hồ sơ chưa ổn, cán bộ xuống địa bàn kiểm tra và hướng dẫn cấp phép xây dựng tạm” - đại diện Phòng Quản lý đô thị (QLĐT) huyện Bình Chánh giải trình.
Phòng TN&MT cũng cho biết đa phần hồ sơ trễ hạn là do vướng mắc về quy định pháp luật. Đặc biệt là từ khi chuyển Văn phòng Đăng ký đất đai về Sở TN&MT thì số hồ sơ trễ hạn tăng lên. “Hiện chưa có quy chế phối hợp giữa văn phòng đăng ký đất đai và các quận/huyện nên còn lấn cấn về thẩm quyền ký cấp GCN. Đây cũng là một trong những nguyên nhấn khiến hồ sơ cấp giấy bị trễ hạn rất nhiều” - đại diện TN&MT.
Theo vị này, từ ngày 1-7-2015 đến nay, huyện đã ban hành 1.305 thư xin lỗi người dân vì giải quyết hồ sơ trễ hẹn. “Trong chín tháng đầu năm, huyện đã có 80 thông báo phê bình, rút kinh nghiệm đối với cá nhân, tập thể trong các lĩnh vực và 29 quyết định xử lý kỷ luật liên quan đến những vi phạm trong quản lý đất đai và xây dựng. Trong đó có một trường hợp buộc thôi việc, 11 quyết định cảnh cáo và 17 quyết định khiển trách. Lãnh đạo huyện rất nghiêm khắc trong việc xử lý cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ có vi phạm trong công vụ. Tuy nhiên, cũng rất xót vì bên cạnh những sai sót của cán bộ còn có những nguyên nhân khách quan do vướng luật hoặc do pháp luật quy định chưa rõ” - ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, nói.
Mỗi ngày Phòng Tiếp nhận và trả kết quả huyện Bình Chánh tiếp nhận khoảng 1.000 lượt người dân. Ảnh: VIỆT HOA
Gần 600 trường hợp xây dựng không phép
Theo QLĐT, trong chín tháng đầu năm huyện Bình Chánh phát hiện 595 trường hợp xây dựng không phép. Hiện nay đã xử lý 427 trường hợp, số còn lại vẫn đang tiếp tục giải quyết. Đây vẫn là vấn đề nhức nhối tại huyện Bình Chánh.
Ông Nguyễn Văn Hồng cho rằng ngoài nguyên nhân xuất phát từ cán bộ quản lý lỏng lẻo, Bình Chánh địa bàn quá rộng, nhân sự mỏng. Ngoài ra, huyện còn có rất nhiều quy hoạch trên 10 năm, 20 năm nhưng chưa triển khai khiến người dân bị trói quyền lợi về nhà, đất.
Theo ông Hồng, trước đây UBND TP có Quyết định 27/2014 cho phép người dân được xây dựng tạm trong khu vực quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất. Việc này góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở rất lớn cho người dân. Tuy nhiên, từ khi Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực thì Quyết định 27 cũng hết hiệu lực. “Được biết Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND TP trình Bộ Xây dựng cho phép áp dụng quyết định này để giải quyết nhu cầu nhà ở cho dân trong khi chờ ban hành văn bản hướng dẫn mới. Tuy vậy, trong thời gian này huyện cũng không dám áp dụng Quyết định 27 để giải quyết cho dân” - ông Hồng nói.
Ngoài ra, để giải quyết nhu cầu nhà ở cho dân và hạn chế xây dựng không phép, huyện Bình Chánh kiến nghị TP.HCM cho cấp phép xây dựng có thời hạn đối với hành lang bảo vệ sông, kênh rạch (trước đây chỉ cho sửa chữa). Ở những khu vực đã có quyết định thu hồi đất như trong khu B, C, D, E thuộc khu đô thị Nam TP nhưng đã “treo” 20 năm nay không thực hiện thì cũng cho người dân được xây dựng tạm vì nhà cửa đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
“Lỗi ai mà nhà không phép hình thành?”
Chiều 6-10, Ban Pháp chế cũng giám sát ở quận 7. Theo UBND quận 7, trong lĩnh vực cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì việc cấp giấy lần đầu có tỉ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn thấp nhất (đạt 74,2%). Ngoài ra, ở quận có 94 hồ sơ về cấp phép xây dựng trễ hạn (chiếm 4,7%).
UBND quận 7 cho biết từ đầu năm 2016 đến nay, ở quận có 32 trường hợp xây dựng không phép và quận đã ban hành 12 quyết định xử phạt, một trường hợp tự tháo dỡ công trình. “Các trường hợp xây dựng không phép thì khi phát hiện đã hình thành rồi hay chỉ mới cắm cọc, đổ cát, làm móng. Phải coi lỗi tại ai mà nhà không phép hình thành” - ông Trương Lâm Danh, Trưởng ban Pháp chế, nói.
Theo ông Trương Lâm Danh, hậu quả của việc không xử nghiêm việc xây dựng không phép là nếu để tồn tại sẽ “lờn thuốc” và vi phạm nhiều. Nhưng nếu tháo dỡ làm mất tiền của dân. Vì vậy, trong quản lý phải tích cực kiểm tra và xử lý nghiêm.
LÊ THOA
______________________________
45 lần là số hồ sơ nhà, đất ở huyện Bình Chánh cao so với quận 3.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24