Biệt thự kiểu Pháp: Hỏng dần

Theo thống kê, Hà Nội hiện có 1.586 biệt thự xây dựng từ thời Pháp thuộc và đa số đều đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Tuy đã có đề án bảo tồn biệt thự cổ, nhưng dường như TP vẫn còn khá chậm trong việc đưa ra chính sách để gìn giữ các công trình mang nhiều ý nghĩa kiến trúc, văn hóa này.

Theo thống kê, Hà Nội hiện có 1.586 biệt thự xây dựng từ thời Pháp thuộc và đa số đều đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Tuy đã có đề án bảo tồn biệt thự cổ, nhưng dường như TP vẫn còn khá chậm trong việc đưa ra chính sách để gìn giữ các công trình mang nhiều ý nghĩa kiến trúc, văn hóa này.

Xuống cấp

Trong hơn 1.500 biệt thự trên địa bàn TP, có 562 biệt thự tư nhân đang sử dụng, 1.024 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, 42 biệt thự ở trung tâm chính trị Ba Đình không được phép tư nhân hóa nằm trên các tuyến đường Lê Hồng Phong, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng...

Sau khi đánh giá, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã phân biệt thự ra 4 loại. Loại 1: các biệt thự giá trị đặc biệt, quy mô lớn, có vị trí đẹp, sân vườn còn nguyên vẹn, giữ được tính nguyên bản và các đặc trưng về phong cách kiến trúc để ưu tiên bảo tồn.

Loại 2: các biệt thự có giá trị, vị trí đẹp, ít nhiều đã bị biến dạng hoặc hư hại cần được khôi phục, bảo tồn. Loại 3: các biệt thự có giá trị trung bình, còn giữ được hình dạng ban đầu, nhưng đã bị sửa chữa, lấn chiếm hoặc cải tạo một phần, có thể xem xét một số biệt thự để chỉnh trang, bảo tồn.

Loại 4: các biệt thự đã bị phá bỏ, xây mới, hư hại nghiêm trọng hoặc đã bị biến dạng hoàn toàn về kiến trúc. Cụ thể, trong số hơn 1.500 biệt thự, loại 1 có 228 biệt thự, loại 2: 431 biệt thự, loại 3: 646 biệt thự, loại 4: 235 biệt thự.

Theo nhận định của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay, hầu hết biệt thự đã xuống cấp nghiêm trọng, hàng trăm biệt thự bị cơi nới, lấn chiếm, thậm chí bị làm biến dạng, tình trạng tranh chấp tại đây rất phức tạp. Biệt thự thuộc sở hữu nhà nước cũng do hàng trăm cơ quan, doanh nghiệp quản lý, sử dụng.

Đặc biệt, việc sử dụng, cải tạo tùy tiện nhiều biệt thự trong quá trình sử dụng, đã không những không tận dụng được những nét đẹp đặc thù của biệt thự mà còn phá vỡ kiến trúc cảnh quan, ảnh hưởng đến kết cấu của biệt thự. Mới đây nhất, việc xây thêm một tòa nhà trong khuôn viên Đại học Tổng hợp Hà Nội (tiền thân là Đại học Đông Dương) - một công trình kiến trúc Pháp đã thành tính biểu tượng - đã khiến các chuyên gia đô thị và kiến trúc sư xôn xao, bởi nếu xây dựng tùy tiện, vẻ đẹp của công trình hàng trăm năm tuổi này có thể sẽ bị phá hỏng vĩnh viễn.

Điều đáng nói, mặc dù đã nằm trong danh sách cần được bảo tồn nhưng khi xây dựng, chủ đầu tư công trình không thông qua Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội trước khi khởi công. Đẩu tháng 9-2013, UBND TP Hà Nội tiếp tục yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch khẩn trương rà soát, thẩm định danh mục biệt thự xây dựng trước năm 1954 để đưa vào quản lý theo Đề án bảo tồn biệt thự cổ ở Hà Nội.

Chờ đến bao giờ?

Trên thực tế, không phải đến thời điểm hiện nay, Hà Nội mới lo lắng cho số phận các biệt thự cổ. Hàng chục năm trước, UBND TP đã trình Chính phủ Quy chế quản lý quỹ nhà biệt thự, tuy nhiên quy chế này không được đi vào thực tiễn. Năm 2012, TP Hà Nội cũng đã có dự thảo Quy chế quản lý quỹ nhà biệt thự do Pháp để lại, trong đó đề xuất cơ chế tạo điều kiện cho tư nhân tham gia cải tạo, bảo tồn.

Nhiều biệt thự cổ đang được cho thuê mặt bằng để kinh doanh. Ảnh: H.Trâm

Thậm chí, trong năm 2013, Hà Nội đã có đến 3 văn bản cùng về việc rà soát, thẩm định để bảo tồn biệt thự cổ với nội dung tương tự nhau. UBND TP cũng đã quyết định lập 3 tổ công tác để rà soát, kiểm đếm toàn bộ biệt thự xây dựng trước năm 1954, trình hội đồng thẩm định danh mục các biệt thự cần bảo tồn, tôn tạo. Chính sách đã có nhưng sự chậm trễ trong triển khai khiến nhiều chuyên gia quy hoạch cũng như người dân cảm thấy sốt ruột, bởi rất nhiều tòa biệt thự đã không còn “chờ” được nữa.

Theo UBND TP Hà Nội, trước mắt sẽ giao Sở Xây dựng chủ trì cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc căn cứ các tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa, chính trị; tiêu chí giá trị về nghệ thuật kiến trúc; tiêu chí giá trị về quy hoạch, cảnh quan đô thị; tiêu chí tính nguyên bản; tiêu chí về công năng, sở hữu, phân loại, đánh giá nhà biệt thự trước khi lập danh mục kiểm tra và thẩm định.

Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, cần xem xét mối quan hệ sở hữu trong các biệt thự; mối quan hệ giữa kiến trúc biệt thự với quy hoạch không gian của khu phố, tuyến phố; sự tiêu biểu của phong cách kiến trúc để có thể có những phương án bảo tồn hợp lý nhất.

Bên cạnh đó, cần nhìn nhận những công trình biệt thự trên tính đại diện, tính tiêu biểu, đưa ra những phương án bảo tồn cụ thể, thay vì nói chung chung như hiện nay.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24