Bất động sản Việt Nam: Lực hấp dẫn “lờ nhờ” nhất khu vực

Cùng với thông báo mở rộng thêm hoạt động tại thị trường Đông Nam Á phát đi ngày 23/7, những nghiên cứu mới đây của Savills châu Á-Thái Bình Dương về 4 thị trường Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar đã chỉ ra nhiều điểm đáng chú ý của thị trường bất động sản (BĐS) các quốc gia này. Theo đó, độ “hot” nhất thuộc về thị trường BĐS Myanmar, trong khi “băng giá” đang phủ lên thị trường BĐS Việt Nam.

Cùng với thông báo mở rộng thêm hoạt động tại thị trường Đông Nam Á phát đi ngày 23/7, những nghiên cứu mới đây của Savills châu Á-Thái Bình Dương về 4 thị trường Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar đã chỉ ra nhiều điểm đáng chú ý của thị trường bất động sản (BĐS) các quốc gia này. Theo đó, độ “hot” nhất thuộc về thị trường BĐS Myanmar, trong khi “băng giá” đang phủ lên thị trường BĐS Việt Nam.

Theo Savills, thị trường BĐS tại Yangon (Myanmar) trở thành điểm sáng nổi bật khi lực cầu mạnh trên mọi phân khúc. Trong 12 tháng qua, giá thuê văn phòng tăng 80%, giá thuê phòng của khách sạn 5 sao tăng 70%, giá thuê căn hộ dịch vụ tăng đến 50% và giá thuê mặt bằng bán lẻ tăng 10%. Diễn biến thuận lợi của thị trường xuất phát từ sự quan tâm ngày càng tăng cao đối với Myanmar. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang được đổ vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế của đất nước này.


Thị trường BĐS Việt Nam kém hấp dẫn

Năm 2012, số lượng dự án FDI vào Yangon gấp 12 lần so với năm trước. Điều này được phản ánh qua tổng nguồn cung khách sạn từ 3 - 5 sao ở Yangon đạt xấp xỉ 3.000 căn, và phần lớn có công suất khai thác từ 90% đến 100% vào cả những ngày thường và cuối tuần do tình trạng thiếu phòng.

Không được như Myanmar, lượng vốn FDI từ Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc đổ vào Lào trong thời gian này cũng đã tạo thành lực cầu lớn về căn hộ dịch vụ và biệt thự, nhà liền kề ở Vientiane. Thêm vào đó, thị trường biệt thự, nhà liền kề còn được hỗ trợ của nguồn cầu từ chính các quan chức Chính phủ nước này.

Ngược lại, thị trường BĐS tại Lào vẫn hiện diện một khoảng trống khi mới chỉ có gần 400 căn hộ được ra đời và 6 dự án vẫn còn đang trên kế hoạch. Còn tại Phnôm Pênh (Campuchia), thị trường nhà ở được hỗ trợ mạnh mẽ từ tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt là phía Tây và phía Bắc của thành phố.

Với Việt Nam, báo cáo của Savills không cho thấy điểm sáng nào đáng kể. Từ năm 1994 đến nay, tổng nguồn cung lũy kế của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vào khoảng 200.000 căn, trong đó phân khúc căn hộ chiếm khoảng 80%. Nhưng, đáng chú ý là Hà Nội chiếm tới 90% nguồn cung biệt thự, nhà liền kề.

Savills cho rằng, giá trung bình của biệt thự, nhà liền kề không phù hợp với khả năng chi trả của đa phần người dân, khiến tỷ lệ hấp thụ của phân khúc này rất thấp. Trong khi đó, khoảng 80% số căn hộ bán được tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có mức giá dưới 20 triệu đồng/m2, cho thấy xu hướng rõ rệt của nhu cầu và khả năng chi trả của thị trường nhà ở.

Cũng không đậm lợi thế cạnh tranh, song BĐS dịch vụ tại Việt Nam vẫn ổn định ở cả phía nguồn cung và tình hình hoạt động. Nhu cầu sàn bán lẻ hiện đại vẫn được hỗ trợ mạnh từ sự tăng trưởng của dân số trẻ với phong cách sống hiện đại và mức thu nhập ngày càng cao.

Tuy nhiên, khoảng 1,9 triệu m2 diện tích bán lẻ, 1,3 triệu m2 diện tích văn phòng dự kiến được cung cấp cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong vòng ba năm tới. Đây sẽ là áp lực đối với sự ấm lại của thị trường BĐS Việt Nam, ít nhất ở phân khúc này.

Một xu hướng dịch chuyển vốn đáng chú ý trên thị trường BĐS cũng đã xảy ra thời gian gần đây, khi một số nhà đầu tư nội rục rịch đem vốn đầu tư ra ngoài lãnh thổ. Mới đây, Hoàng Anh - Gia Lai đã cho động thổ dự án BĐS cao cấp 120.000 m2, tọa lạc ở vị trí đắc địa tại Yangon.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24