Bất động sản TP.HCM với những đánh giá chung về thị trường
Cuối tuần qua, Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HOREA) đã có báo cáo cụ thể về tình hình hiện tại của thị trường bất động sản TP. HCM.
Báo cáo này là câu trả lời cho những hoài nghi suốt thời gian qua về thị trường này. Nhiều nhà đầu tư cho rằng thị trường BĐS TP.HCM đang có yếu tố “bong bóng”.
Theo đánh giá của HOREA, thị trường bất động sản TP.HCM trong 7 tháng đầu năm nay đã phục hồi mạnh mẽ và trên đỉnh của chu kỳ tăng trưởng.
Những doanh nghiệp đã có nhiều uy tín trên thị trường như Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH), Hưng Thịnh, Nam Long, Novaland, Đất Xanh, Sacomreal, Him Lam,… Đã tung ra thị trường hàng loạt các dự án chất lượng cao. Sản phẩm có giá cả và nhu cầu phù hợp với mong muốn của đa số người tiêu dung trên thị trường.
Nhìn lại thị trường 7 tháng đã qua của TP.HCM
Loại hình nhà ở có quy mô vừa và nhỏ (căn hộ 1 – 2 phòng ngủ) với giá bán trên dưới 1 tỷ đồng một căn hộ vẫn là phân khúc chiếm lĩnh thị trường này. Vì nó đáp ứng được nhu cầu ở thật của hầu hết người dân đô thị. Và hiện tại thì nó vẫn trong tình trạng cung không cấp đủ cho cầu.
Phân khúc bất động sản thương mại và văn phòng cho thuê dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, công nghiệp cũng có sự tăng trưởng tốt. Đã có nhiều thương hiệu nooit tiếng như: AEON, Vinmart, Mac Donald, Stabuck, Central,7 Eleven, Shop & Go tham gia vào thị trường này. Bên cạnh những ông lớn khác đã vào Việt Nam từ lâu như Metro, Big C, Lotte….
Tính đến hết quý III vừa qua, công suất của hệ thống văn phòng cho thuê tại TP. HCM đạt 1.472.000 m2 của 224 dự án. Công suất cho thuê trung bình đạt 93%, giá thuê trung bình ở mức 541.000 đồng/m2/tháng (tương đương với khoảng 25 USD/m2/tháng). Tỷ lệ tăng giá văn phòng cho thuê từ 2 – 3% tùy theo phân khúc và khu vực.
Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, phân khúc BĐS cao cấp đã có cải thiện tình hình so hơn so với năm ngoái. Hàng loạt dự án đã được khởi công xây dựngvà tung ra thị trường.
Ở phân khúc này, ngoài khu đô thị Nam Sài Gòn, hiện còn có xu hướng phát triển lệch sang hướng Đông củaThành phố. Từ bờ Tây của sông Sài Gòn (quận Bình Thạnh, quận 1, quận 4) rồi qua quận 2 và một phần quận 9 giáp ranh với đại phận quận2
Một điểm khác nữa so với giai đoạn trước là hầu hết các doanh nghiệp tham gia vào thị trường ở phân khúc này đều là nhà phát triển có tên tuổi trên thị trường. Như Đại Quang Minh, Novaland, Hưng Thịnh, Him Lam, Vingroup, Phú Mỹ Hưng…,Đây cũng là yếu tố tạo niềm tin vững chắc hơn cho khách hàng để rót vốn.
Ở góc độ khác, hoạt động mua bán và chuyển nhượng dự án (M&A). Hợp tác đầu tư phát triển dự án BĐS đang diễn ra rất mạnh với cả các doanh nghiệp nước ngoài .
Trong đó nổi bật với vai trò thống lĩnh các doanh nghiệp trong nước. Đang dần hình thành những tập đoàn phát triển BĐS có thế mạng cả về quy mô, năng lực tài chính và sản phẩm. Như Vingroup, Novaland, Đại Quang Minh, SSG, Bitexco, Phú Mỹ Hưng, Him Lam, Hưng Thịnh,…
Đây coi như là một sự chuyển giao dự án từ doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp và yếu về năng lực tài chính sang cho các công tuy có tiềm lực mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn.
Chưa có dấu hiệu của “bong bóng” trên thị trường TP.HCM
Trong 7 tháng qua, số lượng các giao dịch thành công ở BĐS TP. HCM có sự gia tăng mạnh mẽ. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm đã có hơn7.000 giao dịch thành công. Tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, còn giá chào bán thì cũng ở mức tăng nhẹ tại thị trường thứ cấp giữ mức 3 – 5%.
Theo đánh giá của HOREA, số lượng giao dịch tăng mạnh. Nhưng giá chỉ có sựu nhích nhẹ là quy luật diễn ra bình thường của thị trường.Điều đáng chú ý là chỉ những dự án thuộc những doanh nghiệp có uy tín làm chủ đầu tư. Chứng minh được sự chuyên nghiệp, năng lực đầu tư với các dự án nổi bật thì mới được khách hàng tin dùng.
Còn những dự án do những chủ đầu tư thiếu chuyên nghiệp thì dù thị trường có khan hiếm nguồn cung cũng không thể bán được hàng. Điều này cho thấy, thị trường hiện tại vẫn do người mua làm chủ, cho nên dấu hiệu “bong bóng” sẽ không thể xảy ra.
Theo HOREA, sự phục hồi và phát triển trở lại thời gian qua của thị trường BĐS. Trước tiên là phải nhờ vào nỗ lực tái cấu trúc của các doanh nghiệp.
Tái cơ cấu đầu tư và phát triển hoạt động hợp tác(M&A) của các doanh nghiệp trên thị trường. Mặt khác, sự hồi phục của thị trường BĐS còn bắt nguồn từ hiệu quả của sự quản lý tốt đến từ các chính sách của nhà nước.
Quan trọng nhất là việc đã hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp lý có liên quan đến thị trường BĐS.Trong đó có những quy định hết sức thông thoáng cho Việt kiều được mua và sở hữu nhà ở như người trong nước. Nhà nước dung luật làm công cụ để bảo lãnh trong việc mua bán, cho thuê BĐS sẽ hình thành trong tương lai.
Động thái đó đến từ nhà nước đã làm tăng niềm tin cho chủ đầu tư, cho khách hàng,… Bên cạnh đó còn hỗ trợ rất tích cực cho thị trường và góp phần thúc đẩy giao dịch trên thị trường tăng mạnh hơn.