Giá bất động sản thương mại tại Singapore đã ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, theo một báo cáo gần đây. Đại dịch Covid-19 khiến nhiều người có xu hướng làm việc tại nhà, không đến văn phòng, cùng với đó là các hoạt động kinh doanh bán lẻ bị gián đoạn. Điều này đã dẫn tới một khoản lỗ đáng kể cho các ngân hàng.
Trong các đợt suy thoái trước đây, tổn thất cho vay bất động sản thương mại rất nặng nề. Điều này khiến nhiều người lo ngại rằng xu hướng đó có thể lặp lại trong thời kỳ suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra.
Các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp xấu nhất, những khoản lỗ cho vay này sẽ “làm xói mòn” vốn ngân hàng.
“Bất động sản thương mại giảm giá thường dẫn đến thiệt hại lớn cho các ngân hàng. Việc xóa sổ các khoản vay bất động sản thương mại đã góp phần lớn vào tổn thất chung của ngân hàng trong hai đợt suy thoái lớn vừa qua. ” Slater, chuyên gia phân tích kinh tế cho biết.
Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, những khoản lỗ cho vay như vậy chiếm từ 25% đến 30% tổng số khoản nợ phải xóa ở Mỹ.
Lần này, những rủi ro đó có vẻ cao nhất ở Mỹ, Úc và các khu vực của châu Á như Hong Kong và Hàn Quốc. Ở những nền kinh tế này, tăng trưởng cho vay ở mức cao, với mức dư nợ cho vay “đáng kể”. Nhưng giá bất động sản thương mại đã giảm, đặc biệt là ở Hong Kong.
Tại Singapore, giá thuê văn phòng ghi nhận đợt giảm mạnh nhất trong 11 năm qua. Số liệu thống kê cho thấy, giá thuê văn phòng đã giảm 4,5% trong 3 quý đầu 2020. Đối với 7 thị trường lớn, số liệu này đã giảm 6% so với năm ngoái.
“Liệu cuộc khủng hoảng Covid-19, thông qua lĩnh vực bất động sản thương mại, có thể dẫn đến những vấn đề lâu dài cho hệ thống tài chính và ngân hàng không? Chúng tôi nghĩ rằng đây thực sự là một mối bận tâm lớn.” Slater viết.
“Hiện tại, các khách sạn đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy rất thấp, các đơn vị bán lẻ có lượng khách giảm mạnh và nhiều văn phòng đóng cửa hoặc hoạt động với lượng nhân viên rất thấp. Trong những trường hợp này, doanh thu từ việc cho thuê và trả nợ từ các lĩnh vực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, ông Slater cho biết thêm.
Oxford Economics đã phân tích 13 nền kinh tế lớn và chỉ ra rằng việc xóa sổ 5% các khoản vay sẽ tương đương với khoản lỗ từ 1% đến 10% vốn cấp 1 của các ngân hàng, nguồn vốn chính của họ bao gồm vốn chủ sở hữu và thu nhập. Các chuyên gia cho rằng châu Á sẽ là thị trường “cảm nhận” sâu sắc nhất với những tác động này. Các nhà đầu tư trái phiếu cũng có thể gặp rủi ro.
Tại Mỹ, khoảng một nửa số tiền cho vay của lĩnh vực bất động sản thương mại không được thực hiện thông qua các khoản vay ngân hàng và bao gồm cả việc phát hành trái phiếu trong lĩnh vực này, theo báo cáo. Ở các khu vực châu Âu và châu Á, tỷ lệ vay qua khu vực phi ngân hàng đã tăng lên 25% hoặc hơn, trong những năm gần đây.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính, các cải cách đã được đưa ra để giảm thiểu rủi ro và cải thiện khả năng phục hồi của khu vực ngân hàng toàn cầu, bằng cách duy trì một tỷ lệ đòn bẩy nhất định và mức vốn dự trữ.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: