Hình minh họa
Người dân, doanh nghiệp kiệt quệ trong khi ngân hàng báo lãi “khủng”
Lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 7-8% GDP cả nước và có liên quan đến hơn 35 ngành nghề khác nhau và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động nên rất cần Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA có hai khó khăn lớn nhất đang đè nặng các doanh nghiệp bất động sản. Thứ nhất là ách tắc, vướng mắc do một số quy định pháp luật “bất cập” và quy trình thủ tục hành chính chồng chéo đối với các dự án nhà ở thương mại. Các doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước sớm tháo gỡ những “nút thắt” về thể chế, pháp luật và kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng, lành mạnh để doanh nghiệp từng bước phục hồi nhanh hơn sau đại dịch...xem thêm
“Đỡ không kịp” khi cố mua nhà cho bằng bạn, bằng bè
Số tiền tích luỹ chưa được bao nhiêu nhưng vì sĩ diện nhiều người đánh liều mua nhà ở thành phố để có thể “nở mày nở mặt” với bạn bè, hàng xóm. Tuy nhiên, những biến cố khó lường như dịch bệnh Covid – 19 đang khiến họ hối hận không kịp.
Mua nhà được 10 tháng nhưng anh Nam đã có 9 tháng sống trong nỗi hoang mang lo lắng. Niềm vui khi có được căn nhà đầu tiên ở thành phố chỉ vỏn vẹn trong khoảng thời gian đầu. Đó là những lần ngồi nhậu với bạn bè anh không còn cảm giác “chông chênh” tụt lùi so với chúng bạn. Thỉnh thoảng, anh cũng thấy lòng “rộn ràng” khi nghe được ai đó khen có tài mới mua được nhà ở chốn đất chật người đông...xem thêm
Cắm sổ đỏ vay tiền tỷ ôm đất: Vợ chồng trẻ mất việc, lại lo mất nhà
Vay vốn ngân hàng đầu tư lướt sóng bất động sản, nhưng chưa kịp gặp khách đã gặp dịch, khiến vợ chồng trẻ mất ăn mất ngủ lo ngân hàng xiết nợ.
Chị Nhung tâm sự, hai tháng nay, vợ chồng chị phải vay tiền người thân để trả ngân hàng, song cũng chỉ là giải pháp trước mắt. Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, chồng chị chưa xin được việc hay đi làm trở lại, rất có thể anh chị sẽ phải đối mặt với việc bị ngân hàng xiết nợ. Đây mới là điều khiến vợ chồng chị Nhung lo tới mất ăn mất ngủ....xem thêm
Lãi suất cho vay đối với tỉnh, thành phía Nam thấp nhất chỉ còn từ 4%
Sau đợt giảm lãi suất vào giữa tháng 7.2021, mới đây, các ngân hàng lớn của Việt Nam tiếp tục thông báo áp dụng các chương trình giảm lãi suất và bổ sung gói tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Đặc biệt, trong đó có một số ngân hàng đã dành các gói ưu tiên với mức lãi suất ưu đãi chỉ còn 4%/năm.
Ngày 17.8, Ngân hàng VietinBank ra thông báo sẽ cung cấp gói tín dụng bổ sung đối với các khách hàng hoạt động trong ngành nghề, địa bàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh tại khu vực phía Nam có quy mô lên tới 20.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay ưu đãi chỉ từ 4,0%/năm, qua đó nâng tổng quy mô của các gói hỗ trợ lãi suất lên tới 150.000 tỷ đồng...xem thêm
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: