Thủ tướng nâng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 lên 6,5%
Năm 2020, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ còn 2,91%, mức thấp nhất trong ít nhất 30 năm, do đại dịch COVID-19, thiên tai và nền kinh tế toàn cầu chậm chạp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn thuộc hàng nhanh nhất thế giới.
Thủ tướng cho biết Việt Nam đã làm rất tốt trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19, mở đường cho các hoạt động kinh tế nhanh chóng phục hồi. Với các biện pháp kiểm dịch và theo dõi nghiêm ngặt, Việt Nam đã nhanh chóng ngăn chặn các đợt bùng phát Covid-19, với 1.441 ca nhiễm và 35 ca tử vong...
Việt Nam đạt mức xuất siêu cao nhất trong 5 năm liên tiếp
Chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch Covid-19, sự đứt gãy thương mại toàn cầu nhưng tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước. Cán cân thương mại xuất siêu đạt 19,1 tỷ USD, đạt mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp.
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 76,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 48,5 tỷ USD, tăng 17,1%; thị trường EU đạt 34,8 tỷ USD, giảm 2,7%; thị trường ASEAN đạt 23,1 tỷ USD, giảm 8,7%; Nhật Bản đạt 19,2 tỷ USD, giảm 5,7%; Hàn Quốc đạt 18,7 tỷ USD, giảm 5,1%...xem thêm
Thành phố Thủ Đức là động lực, là đòn bẩy nâng cao đời sống người dân
Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, số dân của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Sau khi thành lập, TP Thủ Đức gíáp với Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, quận Bình Thạnh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai; có diện tích tự nhiên hơn 211 km2 và quy mô dân số hơn 1 triệu người.
Sau khi thành lập Thành phố Thủ Đức và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, Thành phố Thủ Đức có 34 phường. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, TPHCM sẽ có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 16 quận, 05 huyện và 01 thành phố; 312 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 58 xã, 249 phường và 5 thị trấn...xem thêm
Giá bất động sản neo cao do đầu cơ lướt sóng
Nhu cầu nhà ở được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới, nhất là tại các đô thị lớn. Trong khi đó, từ Bắc vào Nam, nơi đâu cũng có hiện tượng giá bất động sản tăng cao, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, chủ yếu là do tình trạng đầu cơ, lướt sóng.
Mức tăng giá bất động sản cao nhất phải kể đến hai đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM. Số liệu của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VaRS) cho thấy, riêng ở Hà Nội, mức giá tại các dự án tăng khoảng 5-7%. Nhiều dự án ở phía tây có sự đột biến về giá, từ khoảng 30 triệu đồng/m2 hồi đầu năm lên 50-55 triệu đồng/m2 vào cuối quý 3/2020...xem thêm
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: