Miền Trung là một dải đất hẹp nối liền miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Bản đồ miền Trung kéo dài từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận. Khi nhắc đến miền Trung, có lẽ người ta sẽ nhớ đến đường biển kéo dài, là một thuận lợi rất lớn cho việc khai thác hải sản. Ngày nay, miền Trung trở thành một tiềm năng bất động sản vô cùng lớn nhờ sự phát triển của du lịch biển. Hãy cùng http://xaydungxhome.vn/ tìm hiểu chi tiết về bản đồ miền Trung.

Bản đồ miền Trung- phân tích địa lý miền Trung

Khi chúng ta quan sát bản đồ miền Trung, không khó để địa vị được vị trí của dải đất này. Miền Trung là vùng duyên hải nằm giữa lãnh thổ nước ta. Phía Bắc miền Trung là Thanh Hóa tiếp giáp với miền Bắc, trong khi phía Nam miền Trung là tỉnh Bình Thuận tiếp giáp với miền Nam. Phía Tây miền Trung là vùng biên giới giáp với hai nước là Lào và Campuchia, còn phía Đông là phần tiếp giáp với biển Đông.

Trong bản đồ miền Trung Việt Nam, có tất cả là 14 tỉnh thành phố đều giáp biển. Chính nhờ vào việc nằm giữa miền Nam và miền Bắc, miền Trung là nơi kết nối Bắc Nam, là cửa ngõ giao lưu với 2 quốc gia láng giềng là Lào và Campuchia. Tất cả các yếu tố này đã biến vùng đất duyên hải miền Trung trở nền tiềm năng hơn bao giờ hết, đặc biệt là phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất của miền Trung chính là thường xuyên phải hứng chịu thiên tai lũ lụt do toàn bộ dải đất đều giáp biển. Dựa vào các sự kiện thiên tai những năm qua, những hậu quả sau thiên tai là rất nặng nề. Chính điều này cũng kìm hãm sự phát triển của khu vực này cũng như trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Bên cạnh thiên tai lũ lụt, những trận nóng đỉnh điểm vào mùa hè ở các khu vực tiếp giáp với dãy Trường Sơn đã biến vùng đất này trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Điều này là một trở ngại rất lớn cho phát triển nông nghiệp.

Bản đồ miền Trung- phân tích địa lý miền Trung

Bản đồ miền Trung- phân tích địa lý miền Trung

Đặc điểm địa hình và khí hậu miền Trung

Khi nói về khí hậu miền Trung, ta có thể chia ra làm 2 khu vực chính là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Khí hậu khu vực Bắc Trung Bộ

Vào mùa đông, khu vực này có gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc có mang theo hơi nước biển từ biển Đông khiến toàn bộ khu vực này có thời tiết lạnh đi kèm với mưa. Đặc điểm khí hậu khác biệt hoàn toàn với kiểu thời tiết nóng hanh khô của khu vực Bắc Bộ khi vào đông, thời tiết hanh và khô.

Vào mùa hạ khi mà vùng đất này không còn được nhận gió biển cộng thêm những cơn gió mùa Tây Nam hay còn gọi là gió Lào thôi xuống khiến thời tiết vô cùng khô nóng. Vào những ngày nóng đỉnh điểm của mùa hè thì thời tiết cao lên đến 40 độ C với độ ẩm trong không khí vô cùng thấp.

Khí hậu khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ

Tại vùng Nam Duyên Hải Miền Trung (bao gồm cả dải đất Nam Trung bộ giáp biển và vùng biển) thì thời tiết vào mùa đông không lạnh như Bắc Trung Bộ vì gió mùa đông bắc đã bị suy giảm đáng kể do bị chặn bởi dãy núi Bạch Mã.

Còn vào mùa hè, toàn bộ khu vực có nhiệt độ cao và hết sức khô nóng do có gió mùa Tây Nam thổi từ Vịnh Thái Lan tràn qua dãy Trường Sơn.

Nhìn chung, đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu khu vực Miền Trung là có mùa mưa và mùa khô xảy ra không cùng một thời điểm với khí hậu khu vực miền Bắc.Đặc điểm địa hình và khí hậu miền Trung

Đặc điểm địa hình và khí hậu miền Trung

Đặc điểm thủy văn miền Trung

Hầu hết các dòng sông lớn của miền Trung được bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và đổ ra biển Đông.

Về hệ thống sông ngòi trên bản đồ miền Trung, đặc điểm lớn nhất là các sông rất ngắn và dốc kèm theo hướng chỉ thấp dần của địa hình từ Tây sang Đông. Lượng nước tại hệ thống sông của miền Trung sẽ biến đổi theo mùa. Vào mùa hè với lượng mưa lớn thì nước ở các sông ngòi dâng cao, trong khi đó vào mùa khô thì nước sông vô cùng cạn do lượng mưa rất thấp. Chính vì vậy mà quá trình canh tác và sản xuất cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Dưới đây là đặc điểm các con sông lớn của khu vực miền Trung.

Sông Hương

Sông Hương có thượng nguồn từ dãy Trường Sơn Đông với chiều dài 30km chảy qua Thừa Thiên-Huế. Đây là dòng biểu tượng cho thi ca và nhạc họa Việt Nam, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn nghệ sĩ Việt.

Sông Hàn

Là con sông biểu tượng của Đà Nẵng với chiều dài khoảng 7,2km, chiều rộng là 900 – 1.200m, độ sâu trung bình 4 – 5m. Sông Hàn có dòng chảy từ nam lên bắc.

Sông Lam

Sông Lam có thượng nguồn từ Nậm Căn (Lào) với chiều dài là 513 km. Sông Lam chảy qua Nghệ An ra biển Đông theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

Sông Ba

Sông Ba hay được gọi là sông Đà Rằng có thượng nguồn từ dãy núi Ngọc Linh (Kon Tum) với chiều dài là 300km cùng với diện tích lưu vực là 13.000 km². Sông Ba chảy qua các tỉnh như Gia Lai và Phú Yên và chảy qua cửa Đà Diễn để đổ ra biển Đông.

Đặc điểm thủy văn miền Trung

Đặc điểm thủy văn miền Trung

Kinh tế bản đồ miền Trung

Dựa vào bản đồ miền Trung thì miền Trung có 5 trọng điểm kinh tế với 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, có 8 sân bay, và 2 xa lộ Xuyên Việt.

Dựa vào đó, miền Trung đánh giá là hành lang kinh tế Đông Tây và có những dự án giá trị lên đến hàng tỷ USD.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ đầu tư thì tiềm năng phát triển kinh tế khu vực miền Trung còn hạn chế với lao động còn manh mún, kinh tế còn dựa vào nền kinh tế tự phát và chưa có quy hoạch tổng thể chi tiết cho khu vực này.

Các cảng biển lớn nước sâu của khu vực miền Trung còn chưa sử dụng hết tối đa công suất trong khi khu công nghiệp và khu chế xuất chưa nhân được sự đầu tư hay sự quan tâm từ phía các doanh nghiệp.

5 vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố:

  • Đà Nẵng
  • Thừa Thiên Huế
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Bình Định

Từ lâu, 5 trọng điểm kinh tế này đóng vai trò là khu vực kinh tế chủ chốt cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng như là một phần trong sự phát triển kinh tế của toàn đất nước.

Từ năm 1994, Chính phủ đã phê duyệt thành lập các dự án cảng biển nước sông cùng với sự ra đời của khu công nghiệp Dung Quất kéo dài từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi đã tạo ra trục kinh tế quan trọng cho sự phát triển công nghiệp và du lịch. Chính vì vậy mà tiềm năng phát triển bất động sản và du lịch biển ở khu vực miền Trung là vô cùng lớn.

Kinh tế bản đồ miền Trung

Kinh tế bản đồ miền Trung

Tiềm năng phát triển bất động sản miền Trung

Đà Nẵng

Không còn nghi ngờ gì về tiềm năng phát triển bất động sản tại Đà Nẵng khi thành phố đang là nơi hội tụ của các tinh hoa và là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

Các khu đô thị hướng Tây và hướng Tây Bắc sẽ được mở rộng với quy mô lớn và đã được Quốc hội thông qua.

Quảng Nam

Hiện nay, Quảng Nam được đầu tư rất mạnh mẽ với nhiều dự án lớn, trong đó có Vingroup. Theo chính quyền Quảng Nam thì khu vực phía đông sẽ được tập trung phát triển trong những năm tiếp theo.

Quảng Ngãi

Quảng Ngãi được xác định sẽ lấy du lịch làm ngành phát triển mũi nhọn nên các dự án về bất động sản du lịch biển sẽ vô cùng tiềm năng. Và trên thực tế là Quảng ngãi đã thực sự chuyển mình trong những năm qua.

Khánh Hòa

Hiện tại Khánh Hòa với khu vực vịnh Vân Phong đang là nơi nhận được rất nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như là phong trào khởi nghiệp tại nơi đây. Vịnh Vân Phong sẽ là động lực phát triển kinh tế mới và có tiềm năng bất động sản vô cùng lớn.

Tiềm năng phát triển bất động sản miền Trung

Tiềm năng phát triển bất động sản miền Trung

Như vậy, http://xaydungxhome.vn/ vừa chia sẻ đến bạn những thông tin dựa trên bản đồ miền Trung. Dựa vào bản độ, ta có thể hiểu rõ địa lý của khu vực này cùng với những tiềm năng vô cùng lớn. Bên cạnh đó cũng là những thách thức mà dải đất này phải đối mặt.