Đặc biệt, trong những năm đầu tiên - có những dự án được chuẩn bị đầu tư, thậm chí đã có quyết định đầu tư, ký hợp đồng với đơn vị thi công, sau đó đình trệ vì vướng thu hồi đất. Điều này gây ra tình trạng kéo dài dự án, điều chỉnh dự án liên tục, tạm ứng tiền cho nhà thầu mà không thể thi công được, gây tình trạng chiếm dụng vốn và tạo thành nợ khó đòi… Vừa qua, Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM đã có buổi họp đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư sau 10 năm hoạt động.
Thực tế công tác đền bù giải tỏa (tên gọi lúc bấy giờ của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư) được triển khai từ năm 2002, ảnh hưởng đến hơn 3.000 hộ dân, gần 13.000 nhân khẩu của 5 phường là Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B. Các hộ phải di dời, chuyển nơi ở đến các khu tái định cư, tuy nhiên, công tác đền bù giải tỏa là việc không dễ dàng đối với một dự án còn khá mới mẻ chưa được nhiều người dân quan tâm vào thời điểm đó.
Ông Lê Thành Đại - Phó trưởng ban Ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM cho biết, sau nhiều lần được thành phố gia hạn, tính đến giữa năm 2012, Khu công nghệ cao đã kiểm kê 3.111 hộ dân với tổng số tiền chi trả thực tế là 2.909 tỷ đồng, thu hồi 767,25ha/801ha, đạt 95,78%, dù theo quy định của dự án, công tác đền bù đã phải hoàn thành từ năm 2005. Trong gần 10 năm qua, thành phố đã cấp 3.495 tỷ đồng trên tổng số vốn dự kiến 3.938 tỷ cho công tác này và kết quả đã thu hồi gần 97% diện tích đất. Bên cạnh những việc đã làm được thì theo ông Đại cũng còn nhiều mặt chưa làm được:
Theo ông Võ Anh Tuấn - Phó trưởng ban BQL Khu Công nghệ cao TPHCM thì trước đây và cho tới hiện tại, thu hồi đất vẫn còn xảy ra tình trạng người dân không giao đất cùng một lúc và việc không chấp hành di dời của một số hộ dân - ảnh hưởng rất lớn đến việc thi công xây dựng. Sau này, chúng ta đã có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc kết hợp giữa chính quyền địa phương - chủ đầu tư - đơn vị thi công để vừa thi công, vừa thuyết phục để các hộ dân di dời gắn với việc hỗ trợ thêm chi phí di dời. Bên cạnh đó, kiên quyết dùng nhiều biện pháp để cưỡng chế, cô lập, thi công ngay khi có đất, hạn chế việc tái chiếm. Ông Võ Anh Tuấn cho biết thêm:
Theo ông Nguyễn Ngọc Cường - Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận 9 thì để đạt kết quả tốt trong công tác giải phóng mặt bằng cần làm tốt công tác tái định cư, công tác cộng đồng, chăm lo đời sống của người dân sau khi di dời. Cần phải tiếp tục có sự gắn kết giữa chính quyền địa phương, đoàn thể và Khu công nghệ cao để chăm lo tốt hơn nữa, đặc biệt trong việc tạo công ăn việc làm cho con em người dân nơi đây… Ông Nguyễn Ngọc Cường nói về vấn đề tái định cư như sau:
Còn ông Lê Hoài Quốc - Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao thì nhấn mạnh, khi đặt lên vai trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, tất cả cán bộ công chức Khu công nghệ cao cần có cái nhìn đầy đủ hơn về công tác này. Ông Quốc chia sẻ:
Quá trình 10 năm là cả một quãng thời gian dài khó khăn, đầy thách thức, gắn với những cơ hội đầu tư có tầm cỡ quốc tế. Không thể phủ nhận những thành quả to lớn đạt được, tuy nhiên, nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta cũng cần phải rút kinh nghiệm cho việc triển khai giai đoạn 2 và khu công nghệ cao thứ hai, tạo điều kiện tốt hơn cho nhà đầu tư. Đó cũng là đảm bảo thực hiện đúng chủ trương đầu tư và phát triển khu công nghệ cao TPHCM.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: