Thành phố Vũng Tàu 1.455 trường hợp; Thành phố Bà Rịa 155 trường hợp; Thị xã Phú Mỹ 1.026 trường hợp; Huyện Châu Đức 75 trường hợp; Huyện Đất Đỏ 473 trường hợp; Huyện Long Điền 503 trường hợp; Huyện Xuyên Mộc 78 trường hợp; Huyện Côn Đảo 22 trường hợp.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, căn cứ các quy định, pháp luật về đất đai quy định về cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất mà không hạn chế số người chung quyền sử dụng đất. Do đó, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường cho nhiều người chung quyền sử dụng đất là đúng theo quy định.
Sở này cũng cho biết việc thực hiện tạm dừng thủ tục chuyển nhượng cho nhiều hộ gia đình, cá nhân chung quyền sử dụng đất theo chỉ đạo của UBND tỉnh (từ ngày 19/4/2021-PV) gặp nhiều vướng mắc như trễ hạn trong quá trình giải quyết hồ sơ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất…
Tuy nhiên, việc có nhiều người chung quyền sử dụng đất sẽ có tác động đến công tác quản lý về đất đai, trật tự xây dựng, đặc biệt là công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Để bảo đảm việc giải quyết thủ tục hành chính đối với thủ tục chuyển nhượng cho nhiều người cùng sử dụng chung thửa đất đúng quy định, nâng cao vai trò quản lý về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị:
Tiếp tục ghi nhận các ý kiến của các Sở, ngành để nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Quy định về tách thửa đất trên địa bàn tỉnh thay thế Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức làm việc với các đơn vị đang hành nghề đo đạc trên địa bàn tỉnh để yêu cầu việc không tiếp tay, đo vẽ tách thửa trái quy định của pháp luật, thời gian thực hiện trong tháng 5 năm 2021.
Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, quản lý tại địa phương, không để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích.
Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng; các mặt hạn chế khi sử dụng chung một thửa đất nhằm đảm bảo trật tự trong công tác quản lý đất đai và xây dựng.
Lách luật để được đứng tên
Kể từ khi Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 có hiệu lực, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đổ xô đi mua đất nông nghiệp dưới hình thức nhiều người đứng tên chung một sổ đỏ hay còn gọi là “đất đồng sở hữu”, bởi cho rằng giá rẻ, lại vẫn đảm bảo giấy tờ… để lách luật.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, những trường hợp đồng sở hữu trên một khu đất thường do chủ đất không thể tách riêng thành từng thửa nhỏ để chuyển nhượng cho cá nhân/tổ chức vì khu vực đó có thể bị quy hoạch hoặc không đủ điều kiện tách thửa theo quy định hiện hành. Do đó, chủ sở hữu thường tự vẽ sơ đồ phân lô thể hiện “hẻm, đường tự mở”. Tuy nhiên, những con hẻm, đường này không phải đất giao thông do Nhà nước quản lý nên không có giá trị pháp lý.
Đất đồng sở hữu sẽ không giới hạn người đứng tên trên một sổ, nhưng thông thường sẽ phổ biến ở ngưỡng miếng đất 300m2 khoảng 3 người đứng tên hoặc 500m2 thì 5 người đứng tên đồng sở hữu. Tuy nhiên, có trường hợp cá biệt, một miếng đất 1.000 m2 nhưng tới 150 người đồng sở hữu. Chính vì vậy, việc người dân mua đất phân lô, giấy tờ đồng sở hữu không chỉ mang đến rủi ro cho người mua mà còn ảnh hưởng đến công tác quản lý chuyên ngành như quy hoạch, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, đất đai của địa phương, gây khó khăn cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư, chỉnh trang đô thị.
Lợi dụng việc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với loại đất nông nghiệp cho nhiều chủ sử dụng, một số tổ chức, cá nhân đã thuê các đơn vị đo đạc để tự ý lập bản vẽ phân lô tách thửa, mở đường trái phép để bán đất. Việc các đơn vị đo đạc phát hành các bản vẽ phân lô từng khu vực, sơ đồ từng thửa không tuân theo các quy định tại Quyết định 18/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh về quy định tách thửa đất trên địa bàn tỉnh rất dễ gây hiểu lầm cho người dân về tính pháp lý cũng như việc mua bán đồng sở hữu nhiều người sẽ gặp rủi ro, hệ lụy trong quá trình sử dụng.
Hỏa tốc chấn chỉnh
Trước tình hình đó, ngày 19/4/2021, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có công văn hỏa tốc gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị, thành phố và văn phòng đăng ký đất đai tỉnh về việc tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản trên địa bàn.
Công văn nêu rõ tạm dừng các thủ tục chuyển nhượng cho nhiều hộ gia đình, cá nhân có chung quyền sử dụng một thửa đất (đất đồng sở hữu) đối với các trường hợp diện tích bình quân/hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong cùng một thửa đất thấp hơn diện tích tối thiểu tách thửa quy định trên địa bàn tỉnh.
Việc tạm dừng này có hiệu lực với cả các trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ nhưng chưa hoàn thành các thủ tục xác nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sở Tài nguyên và Môi trường cần đánh giá thêm về ảnh hưởng, tác động đến công tác quản lý trật tự về tách thửa, quản lý trật tự đất đai, quản lý trật tự xây dựng, việc xử lý tranh chấp, công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đối với một thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân chung quyền sử dụng…
Theo một lãnh đạo UBND Bà Rịa-Vũng Tàu, việc người dân mua đất phân lô, giấy tờ đồng sở hữu không chỉ gây rủi ro cho người mua mà còn ảnh hưởng đến công tác quản lý như quy hoạch, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, đất đai, gây khó khăn cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư, chỉnh trang đô thị.
Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy định về tách thửa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa: Đối với đất nông nghiệp thuộc khu vực quy hoạch sản xuất nông nghiệp thì các thửa đất sau khi tách có diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 500m2 tại các phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố và trung tâm huyện Côn Đảo; không nhỏ hơn 1.000m2 tại địa bàn các xã còn lại. Còn diện tích đất ở tối thiểu tại các đô thị là 60m2 (chưa có nhà, có nhà là 36m2), các xã là 100m2. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: