Những điểm sáng xuất hiện khá nhiều ở một số phân khúc hứa hẹn đầy triển vọng. Bên cạnh đó, các chính sách Nhà nước cũng có tác động tích cực tới thị trường bất động sản Việt Nam.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đọc những thông tin tổng quan nhất về tình hình thị trường bất động sản 2013.
Phân khúc căn hộ bình dân vẫn là nổi trội hơn hẳn trong thị trường
Năm 2013 với nhiều biến động sắp trôi qua, thị trường bất động sản Việt Nam cũng đã xuất hiện khá nhiều những tín hiệu tích cực ở các phân khúc và có sự phát triển đầy hứa hẹn. Người mua tìm lại được niềm tin từ các dự án chất lượng của những chủ đầu tư uy tín. Tuy nhiên, những khó khăn về tình hình nợ xấu cũng như các dự án bỏ hoang vẫn sẽ tiếp tục là các thách thức cho thị trường bất động sản năm 2014.
Trong năm 2013, căn hộ bình dân 1-2 phòng ngủ với mức giá từ 10-15tr/m2 vẫn là phân khúc nổi trội nhất, hầu hết đều tập trung ở các khu vực ngoại thành của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu của các sàn giao dịch thì số lượng các căn hộ bán ra cũng như lượng khách tới tham dự các lễ mở bán đều tăng so với mức kỳ vọng.
Dù lượng tồn kho vẫn còn lớn nhưng đã có biện pháp….
Mặc dù lượng tồn kho vẫn còn rất lớn, nhưng so với thời điểm tháng 7-2013 thì giá trị tồn kho đã giảm được 5.603 tỷ đồng (5,21%), nếu so với tháng 03/2013, con số này lên tới 12.620 tỷ đồng (20,74%). Hàng tồn kho đã giảm, đồng thời giá nhà ở cũng đã đạt được những con số ấn tượng.
So với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010, nhiều dự án đã giá giảm tới 50%, quay lại giá tương đương thời điểm 2006. Hầu hết các dự án giảm từ 10-30% giá bán, thậm chí một số dự án đã giảm giá lên tới gần 50% so với giá bán tại thời điểm “nóng” 2 năm trước đây.
Vì vậy, trong khoảng thời gian tới, áp lực giảm giá bán sẽ chỉ xuất hiện tại những công ty bất động sản có khó khăn về tài chính và bị buộc phải thanh lý các dự án với mức giá thấp. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, khi các chủ đầu tư khác mua lại các dự án này sẽ giảm bớt áp lực giảm giá, trước khi các sản phẩm này được đưa tới người mua cuối cùng.
Các chính sách tác động tích cực vào thị trường Việt Nam
Từ khi thị trường lao dốc năm 2008, tín dụng đã được thắt chặt. Vào tháng 7, Chính phủ đã thành lập Công ty quản lý tài sản để mua lại nợ xấu ngân hàng. Đến tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cam kết nâng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư ngoại trong ngân hàng nội lên từ 30% lên 49%. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết vẫn tồn tại nhiều khoản nợ xấu có liên quan tới bất động sản.
Ngoài ra, gói 30.000 tỷ khởi động trong năm nay đã góp phần chứng tỏ được quyết tâm của chính phủ đối với việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân. Mặc dù số lượng hồ sơ được giải ngân nằm trong gói hỗ trợ này vẫn là một con số khá khiêm tốn, nhưng người dân vẫn hoàn toàn có thể tin tưởng vào những biện pháp tích cực sắp tới của chính phủ nhằm kích thích thị trường.
Các nhà làm luật Việt Nam vẫn còn đang tranh cãi về một dự luật cho phép người nước ngoài được mua hơn một căn hộ, cũng như được sở hữu nhà ở tới hơn 50 năm. Những thay đổi này có thể giúp Việt Nam cạnh tranh với các nước Đông Nam Á khác về việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Cơ hội lớn để sở hữu nhà ở dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài
Tạp chí New York Times nhận định, mặc dù lãi suất cho vay giảm xuống 12,8% từ 20,3% của năm 2011, nhưng không ai có thể chắc chắn rằng liệu thị trường có thể về được mức đỉnh của trước năm 2008 hay không.Vì hiện tại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nguồn cung căn hộ trung bình đến cao cấp vẫn đang dư thừa.
Theo Giám đốc điều hành hãng luật Baker & McKenzie tại Việt Nam, mặc dù các công ty Việt Nam nhận định rằng thị trường bất động sản Việt Nam đang thoát đáy, nhưng thủ tục hành chính rườm rà sẽ cản trở tới việc phục hồi. Đối với một dự án phát triển thông thường tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ mất tối thiểu 580 ngày từ khi bắt đầu cho đến lúc hoàn thành, ông cho biết.
Mặc dù vẫn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2014 đang có những tia sáng về sự hồi phục mạnh mẽ. Theo giáo sư Đặng Hùng Võ, thị trường sẽ sôi động hơn vào năm 2015, nếu các doanh nghiệp tái cơ cấu nhanh. Sự quản lý, giám sát và khơi thông của Nhà nước là vô cùng cần thiết do những khúc mắc, khó khăn hiện nay trên thị trường là từ hệ quả của một quá trình phát triển tự phát và không thể giải quyết ngay được.
Hãy tham khảo thêm những thông tin khác tại: https://xaydungxhome.vn/