Năm 2010 là năm thị trường bất động sản Việt Nam phải chịu ảnh hưởng lớn từ những khó khăn của cuộc khủng hoảng. Dù vậy thị trường vẫn có sự phục hồi và phát triển tích cực, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Vậy thị trường bất động sản Việt Nam đã vượt qua những khó khăn để từng bước hồi phục và phát triển như thế nào? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về diễn biến thị trường năm bấy giờ.
Diễn biến thất thường tại thị trường bất động sản ở 2 thành phố lớn HCM và Hà Nội
Từ đầu năm 2010, thị trường bất động sản ở 2 trung tâm kinh tế lớn nước ta là Hà Nội và TP HCM liên tục có những biến động tăng giảm thất thường. Trong khi tại Hà Nội, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục tăng giá và có diễn biến phức tạp hơn, thì tại TP Hồ Chí Minh lại phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ về giao dịch và chững lại của giá nhà đất.
Sụt giảm mạnh mẽ thể hiện rõ nhất trong phân khúc văn phòng cho thuê. Sau khi giá thuê đạt đỉnh cao vào giữa năm 2008 sang đầu năm 2009 thì bắt đầu có dấu hiệu và giảm mạnh, sang năm 2010 giá thuê tiếp tục theo xu hướng giảm và nhiều công ty tư vấn dự báo rằng xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2011.
Đứng trước nguy cơ sụt giảm mạnh các nhà đầu tư đã làm gì để cứu vãn?
Căn hộ chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh và một số dự án ở Hà Nội rơi vào tình trạng chào bán nhiều mà người mua thì không được bao nhiêu. Để thu hút được người mua, các chủ đầu tư đã tung ra nhiều chương trình khuyến mãi vô cùng hấp dẫn cũng như nhiều hoạt động mở rộng địa bàn chào bán sản phẩm. Một xu hướng của nhiều doanh nghiệp bất động sản phía Nam chính là thi nhau đổ bộ ra Bắc để giới thiệu dự án.
Bên cạnh đó việc cho thuê dài hạn cũng là một cách để các chủ đầu tư kéo thêm khách hàng. Hình thức này vừa có thể giảm chi phí thuê vừa giúp chủ đầu tư vẫn có quyền sở hữu mặt bằng để mua bán, sang nhượng như các sản phẩm bất động sản khác.
Vấn đề quy hoạch đã tác động không nhỏ vào thị trường bất động sản Việt Nam
Việc quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã có tác động lớn đến thị trường bất động sản thủ đô. Cơn sốt tăng giá đất tại Ba Vì trong tháng 4, 5 năm 2010 là một dẫn chứng cụ thể.
Bên cạnh những nguyên nhân về cung cầu thị trường, tâm lý nhà đầu tư, việc thông tin bóp méo đồn thổi hoặc hiểu sai về định hướng cơ bản của đồ án quy hoạch chung xây dựng Hà Nội cũng đã có tác động không nhỏ đến quyết định của các nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới xu hướng của thị trường.
Việc hàng loạt các dự án được xếp vào danh sách rà soát khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính đã khiến nguồn cung bất động sản ở Hà Nội trở nên chậm chạp hơn bao giờ hết.
Khi quy hoạch chung được phê duyệt sẽ tạo ra “cú đẩy” cho thị trường bất động sản. Nguồn cung tăng, giá nhà, đất có cơ hội trở về với giá trị thực. Đặc biệt người dân thuộc những nơi có quy hoạch sẽ như “tiên”.
Hàng loạt dự án “chọc trời” mọc lên bất chấp thị trường có phần trầm lắng
Dù trầm lắng nhưng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2010 vẫn chứng kiến hàng loạt dự án “khủng” có quy mô lớn và vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đô la được triển khai. Trước tiên phải kể tới cuộc chạy đua của các tòa nhà chọc trời.
Trong khi thành phố Hồ Chí Minh có dự án Bitexco Financial Tower cao 68 tầng được khai trương, tại Hà Nội tòa tháp Keangnam Landmark cũng trong giai đoạn hoàn thành và chính thức khai trương.
Tháng 5 năm 2010, Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam cũng đã công bố xây dựng tòa nhà 102 tầng với chiều cao dự kiến khoảng 528m. Tiếp sau đó là tập đoàn Kinh Bắc cũng công bố dự án tòa nhà cao trăm tầng tại đường Phạm Hùng – Hà Nội.
Cạnh tranh với các dự án cao tầng, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã chính thức cho khởi công tòa tháp cao 68 và 48 tầng tại khu đô thị Ciputra (Hà Nội) có tổng số vốn đầu tư 400 triệu USD.
Hàng loạt dự án khác ở các thành phố lớn với quy mô lớn và số vốn đầu tư khủng cũng đua nhau mọc lên. Bên cạnh nhiều dự án công bố cũng có không ít các dự án bất động sản triệu đô đã bị thu hồi do chậm triển khai.
Hãy tham khảo thêm những thông tin khác tại: https://xaydungxhome.vn/