Năm 2008 là năm thị trường bất động sản Việt Nam có diễn biến kỳ lạ nhất từ trước đến nay khi đi từ chỗ cực nóng đến chỗ cực lạnh. Trước đó, giá nhà đất chỉ đứng và đi lên thế mà giờ giá nhà đất liên tục đi xuống.
Và dưới đây sẽ là những diễn biến cụ thể của một năm 2008 đầy chuyển biến bất ngờ lúc nóng lúc lạnh.
Nửa đầu năm 2008 thị trường “cực nóng” vì đâu?
Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là thời điểm khó quên, khi thị trường nhà đất đặc biệt là Thành phố HCM và cả khu vực Đông Nam Bộ rơi vào cơn sốt giá chưa từng thấy. Giá nhà đất tăng từng giờ, chứ không phải từng ngày như ở những cơn sốt trước đó.
Chỉ trong một thời gian ngắn mà giá nhà đất đã tăng bình quân 300%, có nơi thậm chí tăng đến 500%. Một số dự án xây dựng chung cư tung ra bán ngay thời điểm thị trường đang “đói khát”, chủ đầu tư như vớ bở. Có những trường hợp cùng thuộc 1 dự án, cùng là một loại căn hộ, nhưng giá đã tăng hơn 1.200 USD/m2 giữa 2 đợt bán hàng, thế nhưng vẫn không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Người người đi mua bởi cơ hội có lời quá cao
Khoảng thời gian đó nhiều người dân lẫn chủ đầu tư nhỏ lẻ chen lấn, canh ke từng xíu một để có thể mua được ít nhất một căn hộ cho dù giá có cao chót vót. Vất vả nhưng cũng bõ công, vào đầu năm 2008, nếu có thể một suất mua căn hộ chung cư, khi nhượng lại chắc chắn sẽ lời không dưới 50 triệu đồng, nhiều trường hợp còn nhiều hơn lên đến trên 10.000 USD.
Món mồi béo bở như vậy chả trách thiên hạ đua nhau vay tiền để đầu tư vào địa ốc, mà không cần nghĩ rằng sẽ có ngày thị trường bị sập đổ do quá nóng. Không chỉ căn hộ chung cư nóng sốt mà trước làn sóng Việt kiều về mua nhà, mà đất dự án cũng đang sốt nóng không kém.
Trong cơn sốt nhà đất, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về các cảnh báo, dự báo, đánh giá của các chuyên gia về những sự rủi ro của việc đầu tư vào nhà đất theo kiểu phong trào như thế. Thế nhưng bất chấp tất cả, người người tham gia địa ốc và thị trường thì vẫn cứ nóng như thường.
Sự rủi ro nghiêm trọng khi thị trường tuột dốc không phanh
Cơn sốt nhà đất vào năm 2008 chỉ chấm dứt khi có chính sách thắt chặt tiền tệ và nguồn cung từ các ngân hàng bị cắt đứt. Những hậu quả của cơn sốt nhà đất năm 2008 để lại chắc chắn sẽ kéo dài trong nhiều năm.
Một tháng sau khi có chính sách thắt chặt tiền tệ thì trên thị trường bất động sản bắt đầu xuất hiện làn sóng vội vàng tháo chạy. Làn sóng tháo chạy đã kéo theo giá nhà đất liên tục giảm sút với tốc độ ngày càng gia tăng.
Sau 6 tháng liên tục giảm giá cho đến cuối năm 2008 thì nhà đất trên thị trường đã mất 50% giá trị so với thời đỉnh điểm của cơn sốt. Các dự án trong những khu vực tiềm năng phát triển cũng bị mất giá khoảng 50%, nhưng so với nhiều khu vực khác thì có lẽ mức mất giá này vẫn còn khá nhẹ. Thậm chí, có nhiều dự án toạ lạc trong các khu vực đủ điều kiện và yếu tố phát triển mà còn mất 70% giá trị.
So với đất dự án thì nhìn chung mức độ mất giá của các dự án căn hộ chung cư là thấp hơn rất nhiều. Một số dự án căn hộ cao cấp thời đỉnh điểm sốt nóng lên đến hơn 4.000 USD/m2, nay giảm xuống còn dưới 3.000 USD/m2. Theo một số chuyên gia, thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2008 diễn biến theo 2 chiều trái ngược nhau là đầu năm thì nóng, cuối năm thì lạnh.
Đây là năm đầu tiên mà thị trường bất động sản diễn biến đi ngược lại quy luật diễn biến của các năm trước. Kể từ khi thị trường bds Việt Nam mới manh nha hình thành đến trước năm 2008, thì hầu như thị trường có diễn biến giá cả chỉ có đi lên hoặc đứng im, chứ chưa bao giờ có tình trạng mất giá đến tận 50 – 70% như năm 2008.
Cũng theo các chuyên gia, có một điểm đáng chú ý nữa của thị trường bat dong san VN là trong năm 2008 đó là niềm tin cứ đầu tư vào nhà đất sẽ có lời ít đến lời nhiều vốn tồn tại từ trước đến nay và đã bị lung lay ít nhiều. Tất cả bởi sự rủi ro quá cao và để lại hậu quả nặng nề mà phải mất thời gian mới hồi phục lại được. Thậm chí phải nỗ lực lắm mới hồi phục lại được có người còn mất trắng và lỗ nặng.
Qúy khách hàng có thể tham khảo thêm những thông tin mới nhất tại:https://xaydungxhome.vn