François Pinault, tỷ phú giàu có người Pháp, ông chủ của Kering, nhà đấu giá Christie's, quản lý hơn chục thương hiệu đẳng cấp, cao cấp đình đám trong làng thời trang của thế giới như:
- Gucci
- Alexander McQueen
- Yves Saint Laurent...
François Pinault, tỷ phú giàu có người Pháp, ông chủ của Kering, nhà đấu giá Christie's
Nhưng đâu có ai biết rằng cuộc đời của ông bắt đầu bằng số 0 tròn trĩnh, ông phải bỏ học để có thể giúp đỡ gia đình. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu một vài thông tin về vị tỷ phú này nhé.
Tỷ phú người Pháp -François Pinault là ai?
François-Henri Pinaultsinh 28 tháng 5 năm 1962) là một doanh nhân người Pháp, chủ tịch và CEO củaKeringtừ năm 2005, và Chủ tịch củaGroupe Artémistừ năm 2003. Dưới sự lãnh đạo của ông, Kering đã thoái vốn ngành bán lẻ và trở thành một tập đoànhàng xa xỉ.
Chủ tịch và CEO củaKeringtừ năm 2005
Tiểu sử củaPinault
François-Henri Pinault là con trai củaFrançois Pinault, người sáng lập Pinault S.A., sau này trở thành Pinault-Printemps-Redoute, sau đó là PPR, và sau đó là Kering. François-Henri Pinault tốt nghiệpTrường quản lý HEC(1985). Trong quá trình học, anh ấy đã đồng sáng lập công ty CRM vẫn còn mềm Computing với các sinh viên khác và thực tập tạiHewlett-Packardở Paris với tư cách là nhà phát triển phần mềm cơ sở dữ liệu. Sau khi tốt nghiệp, anh hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại Lãnh sự quán Pháp tại Los Angeles, và phụ trách nghiên cứu thời trang và các lĩnh vực công nghệ mới.
Quyền lực của Pinault không đơn giản chỉ có thế. Pinault có thể nói bắt đầu với một con số 0, không tiền và cũng không bằng cấp hay thậm chí là không có cả bằng tốt nghiệp trung học. Lớn lên ở một vùng nông thôn của nước Pháp thơ mộng, François Pinault bắt đầu sự nghiệp bằng công việc kiếm ăn ở doanh nghiệp gỗ nho nhỏ của gia đình.
Từng bỏ học vì quá nghèo
Có thể nói Pinault bắt đầu với con số 0 tròn trĩnh, không tiền, không bằng cấp hay thậm chí cũng không bằng tốt nghiệp trung học. Sinh năm 1936 tại miền Tây của nước Pháp, gia đình Pinault vốn chuyên làm nghề tìm kiếm và đốn củi bán lấy tiền. Do hoàn cảnh rất khó khăn nên ngay từ bé Francois Pinault đã phải tham gia hỗ trợ và phụ giúp gia đình làm việc.
Trong thời kỳ Đức Quốc Xã chiếm Pháp, Pinault đã biết tham gia mang lương thực hỗ trợ cho quân đội đồng minh của Anh cư trú gần khu vực nhà ông. Một ngày nọ, ông đã bị quân đội của Đức bắt và chúng đánh cha ông tàn bạo để có thể bắt một trong 2 người khai ra nơi ẩn núp, trú ẩn của quân đồng minh. Dẫu vậy, cha con Pinault đã không hề hé răng nửa lời. Thời điểm này Pinault mới chỉ là một cậu bé 7 tuổi và cậu đã chứng tỏ được tiềm năng của một doanh nhân kiên cường, sẵn sàng vượt mọi khó khăn.
Pinault cũng đã có một khoảng thời gian ngắn tham gia học tại trường Saint Martin ở Rennes, nhưng ông đã sớm phải bỏ học ở tuổi 16, nhưng chẳng phải vì ông ghét học hành mà là vì có xuất thân nghèo khó khiến cho Pinault bị bạn bè cùng trang lứa chế giễu, họ coi thường chất giọng miền quê của Pinault. Thêm vào đó, cuộc sống của gia đình ông cũng gặp khó khăn khiến Pinault quyết định tạm dừng học hành để có thời gian ở nhà phụ giúp người thân.
Điều đặc biệt là trong thời gian này là tâm trí của Pinault khi bị bạn bè dè bỉu về xuất thân và chất giọng. Thay vì xấu hổ và buồn bã hay tủi thân, ông lại biến những lời chế giễu, dè bỉu đó thành động lực để vươn lên, cũng giống như với cậu bé 7 tuổi ngày nào bị quân đội Đức Quốc Xã ép hỏi mà vẫn kiên cường phản kháng.
Bước ngoặt cuộc đời của tỷ phú người Pháp
Năm 1956, Pinault đã gia nhập quân đội, hưởng ứng với lời kêu gọi yêu nước của mình đã manh nha từ thuở bé, sau đó trở về quê và tiếp quản công việc buôn bán gỗ của gia đình. Đến khi cha của Pinault qua đời, ông bán công việc kinh doanh của gia đình này để bắt đầu cuộc đời đầu tư huyền thoại vào năm 1963.
Sau những năm tháng tham gia kinh doanh và tích lũy thêm kinh nghiệm, Pinault đã có thể trực tiếp vay tiền ngân hàng và cộng thêm tài sản bản thân để mua các CTY buôn gỗ nhỏ, cải thiện chúng, thúc đẩy và phát triển lớn mạnh và tiếp tục mua lại những doanh nghiệp nhỏ sắp phá sản khác. Từ đây, Pinault thành lập CTY gỗ “Établissements Pinault” tại Rennes, Pháp.
Bí quyết thành công của Pinault thời kỳ này là liên tục mua thêm những doanh nghiệp nhỏ, tái cấu trúc lại hệ thống và đa dạng hóa kinh doanh để phát triển chúng thành những tập đoàn hùng mạnh đa ngành nghề. Định hướng này của Pinault khá thành công bởi nền kinh tế thế giới lúc đó đang dần khôi phục lại sau chiến tranh và rất nhiều ngành nghề còn bỏ trống.
Năm 1988, CTY niêm yết trên sàn chứng khoán của Paris và 2 năm sau đó chuyển sang lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Thời điểm này, ông tiến hành hàng loạt thương vụ và hợp đồng sáp nhập với những lần thâu tóm các CTY bán lẻ. Đây cũng là khoảng thời gian hoàng kim của ngành bán lẻ Châu Âu khi hàng loạt những sản phẩm mới cũng như sự thúc đẩy và phát triển về công nghệ khiến người tiêu dùng bị thu hút. Thêm nữa kể từ Thế chiến II kết thúc, người dân đã tích lũy được một khoản tài sản kha khá và bắt đầu chi tiêu trở lại.
Năm 1994, CTY này trở thành “Pinault Printemps Redoute” sau khi đã thâu tóm một số lượng lớn hãng bán lẻ qua thư La Redoute và Le Printemps - một chuỗi các trung tâm thương mại lớn của Pháp. Sau vài năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, CTY của Pinault chuyển trọng tâm sang các mặt hàng xa xỉ. Ông mua 42% cổ phần của hãng thời trang nổi tiếng thời đó Gucci với giá 3 tỷ USD, tiếp đó là mua lại một loạt các thương hiệu YSL, Boucheron, Balenciaga hay Alexander McQueen. Thậm chí những nhà đấu giá danh tiếng thời đó như Christie cũng có liên hệ với Pinault.
Năm 2005, “Pinault Printemps Redoute” đã rút gọn tên để cho dễ gọi là PPR. Dưới tài chỉ đạo và đặc biệt luôn để mắt đến các thương hiệu đặc biệt xa xỉ, CTY tiếp tục mua lại nhiều thương hiệu lớn nữa và lại đổi tên, thành tập đoàn kinh doanh hàng thời trang cao cấp Kering vào năm 2013- CTY mẹ của các thương hiệu như Gucci hay Alexander McQueen. Năm ngoái Kering mới bán bớt một số cổ phần PUMA để chỉ còn thuần là một tập đoàn bán hàng hóa sang trọng.
Bài học từ thành công của tỷ phú Pháp - Kinh doanh bền vững
Francois Pinault cũng chia sẻ thêm với khách hàng và độc giả những cách làm sao để công ty có thể kinh doanh một cách bền vững và hiệu quả. Pinault từng nói: “Khi kinh doanh bạn cần lưu ý đến thị trường đang xoay chuyển như thế nào để mang lại những lợi ích tốt nhất".
Ví dụ, khi thịt lợn đang thịnh hành và bán chạy trên thị trường, bạn nên đầu tư và xây dựng các chuồng lợn để chăn nuôi. Ngược lại, bạn đừng nên sa đà vào những điều không đem lại được lợi ích. Pinault đã vận dụng câu nói và phương châm này trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973. Ông đã tính toán kỹ lưỡng và quyết định không sản xuất thêm gỗ cho CTY của mình. Thậm chí, ông còn bán 80% sản lượng gỗ của mình cho Venesta, một CTY của Anh, với giá trị gấp 30 triệu franc và chỉ sau đó 18 tháng, ông mua lại nó với giá chỉ có lên đến 5 triệu franc. Điều này đã giúp cho CTY của ông vượt qua khủng hoảng vào lúc đó.
Năm 1999, khi Francois Pinault xác định được đối tượng mua hàng, khách hàng của Kering đều là người khá giả, nổi tiếng, ông đã bắt đầu tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh hàng hóa xa xỉ thông qua việc mua lại 42% cổ phần của Gucci, Yves Saint Laurent, YSL Beauty và Sergio Rossi. Henri Pinault sau này khi đã nắm quyền Kering cũng xây dựng thêm một bộ phận kinh doanh bền vững mạnh mẽ với 50 người tham gia và thực hiện chính sách phát triển bền vững.
Khối tài sản của Tỷ phú François Pinault giàu cỡ nào?
Ba thế hệ nhà Pinault ở Paris. Ảnh: Reuters
Ngoài đế chế với những mặt hàng xa xỉ, tỷ phú Pinault cũng là chủ sở hữu của hãng rượu Chateau Latour và nắm cổ phần lớn tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Vail Ski Resort ở bang Colorado, Mỹ.
Cùng với đó, ông cũng là chủ của một hãng đấu giá nổi tiếng Christie's thông qua CTY Groupe Artémis của mình - còn được gọi là Artemis, S.A. Christie's được thành lập vào năm 1766 bởi James Christie, hiện đang có cơ sở lại London, New York, Paris và nhiều TP lớn khác.
Năm 2017, doanh thu của hãng đấu giá này lên đến con số 6,6 tỷ USD. Pinault mua lại Christie's vào năm 1998 và giữ vị trí chủ tịch CTY này từ năm 2017.
François Pinault là một nhà sưu tập nghệ thuật lớn
Pinault đồng thời cũng là một trong những người sưu tầm nghệ thuật lớn nhất thế giới. Ông tham gia nhiều sự kiện nghệ thuật lớn mang tầm cỡ thế giới, cả công khai lẫn riêng tư. Ông sưu tầm nhiều tác phẩm mang tính lịch sử, bên cạnh tác phẩm của nhiều nghệ sĩ đương đại như Andy Warhol. Ông cũng là chủ nhân của phòng trưng bày nghệ thuật Palazzo Grassi ở Venice, Italy.
Gần đây nhất, gia đình Pinault đã gây chú ý với việc công bố về một phòng trưng bày nghệ thuật với các tác phẩm được cung cấp bởi Pinault Foundation tại di tích lịch sử Bourse du Commerce ở Paris, Pháp. Ông đã tài trợ một khoản lên đến 55 triệu USD để có thể cải tạo phòng trưng bày này và cung cấp bộ sưu tập nghệ thuật ấn tượng với hơn 3.000 tác phẩm.
Pinault kết hôn với người vợ hiện tại Maryvonne Pinault từ năm 1970. Mới đây, vợ chồng tỷ phú này gia nhập thêm lĩnh vực kinh doanh du thuyền xa xỉ.
Hiện nay, dù đã 82 tuổi, tỷ phú này hiện vẫn đang giữ cương vị Chủ tịch của Artemis S.A., Chủ tịch tại Christie's và Chủ tịch danh dự của Tập đoàn Kering.
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin tiểu sử doanh nhân, tỷ phú hàng đầu của Việt Nam cũng như thế giới.