Những dự án gần nhau trên khu đất “vàng” – Thị trường bất động sản Sài Gòn
Tọa lạc trên những khu đất có vị trí giá trị cao bậc nhất TP.HCM hiện tại. Nhưng những dự án được chủ đầu tư của nó kỳ vọng rất lớn, đã không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
3 dự án được nhắc tới đó là: Saigon One Tower, The One và The One Saigon. Chúng nằm rất gần nhau ngay trung tâm của quận 1.
Đã có dự án đổi tên để lấy may nhưng chưa thể “đổi vận” để khẳng định vị thế của mình. The One Saigon, dù đã về đích đúng tiến độ nhưng lại dính không ít rắc rối về pháp lý và nghi ngờ về công năng.
Saigon One Tower – Tưởng “thiên nga trắng” hóa ra là “vịt”.
Dự án nằm ở điểm giao giữa 3 quận trung tâm là 1, 2 và 4. Dự án này từng được kỳ vọng sẽ là công trình biểu tượng mới của TP.HCM.
Vào thời điểm ra mắt mô hình, tòa nhà được công bố là có tích hợp những giá trị xa xỉ nhất của cuộc sống thị thành: Văn phòng, căn hộ, dịch vụ giải trí (nhà hàng, bar trên cao độc đáo nhất thành phố,…).
Nhưng trái với lời quảng bá của chủ đầu tư, đã qua nhiều năm, dự án bây giờ chỉ còn được nhắc đến là “thảm họa” xây dựng của thành phố.
Bắt đầu khởi động từ năm 2007, Saigon One Tower (tên cũ là Sài Gòn M&C Tower) dự kiến sẽ hoàn thành năm 2009. Nơi đây sẽ trở thành tòa nhà cao thứ 3 ở TP.HCM (190 m). Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 256 triệu USD (5.000 tỷ đồng
Giá trị sống cao cấp của tòa nhà này được giới thiệu gồm: Một khối bệ làm trung tâm thương mại với 6 tầng; một khối văn phòng mang chuẩn quốc tế cao 34 tầng và khối căn hộ có 133 căn chất lượng cao.
Chủ đầu tư của dự án là Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn M&C. Công ty này được hình thành từ liên doanh của 5 doanh nghiệp có “số má” nhất tại TP.HCM.
Công ty cổ phần M&C, Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist), Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á, Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ).
Trong khi đó, nhà thầu thi công được làm theo mô hình tổng thầu EPC. Do nhà thầu Bouygues Batiment International đảm nhận. Ngoài ra, các tên tuổi lớn trên thế giới như DP Architects của Singapore (thiết kế kiến trúc), Cisco Systems của Mỹ (hệ thống quản lý tòa nhà).
Thành phần các công ty tham gia xây dựng đều là những doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững mạnh. Nên dự án nhanh chóng được khởi động, nhưng sau khi tăng tốc rất nhanh thì gặp phải nhiều trục trặc khiến dự án không thể hoàn thành.
Dự án không thể về đích đúng tiến độ nên việc thay đổi thành phần đầu tư đã xảy ra rất nhiều lần. Cơ cấu công ty cổ phần đầu tư địa ốc M&C- Chủ đầu tư dự án có sự thay đổi. Khi doanh nghiệp này mới đây đã công bố con dấu, cũng như lãnh đạo và người đại diện theo pháp luật mới.
Từ một dự án được kỳ vọng như “thiên nga” của thành phố, thì nay qua nhiều lần va đập. Tòa nhà Saigon One Tower đang mang hình ảnh của một con “vịt” tả tơi với khoản nợ khổng lồ chưa thể xử lý.
The One Saigon – Về đích mà vẫn gặp éo le
Từ tên dự án cho đến tên chủ đầu tư được đổi mới, The One Saigon đã về đích về mặt xây dựng. Nhưng lại mắc phải khó khắn trên con đường bán hàng và những vi phạm trong quá trình xây dựng.
Tòa nhà The One Sài Gòn (trước đây là Ben Thanh Luxuty rồi đến Sai Gon Luxury). Là một cao ốc phức hợp cao 22 tầng tọa lạc tại vị trí trung tâm Quận 1.
Tòa nhà sử hữu 3 mặt tiền đường lớn là: Ký Con, Đặng Thị Nhu và Lê Thị Hồng Gấm – Một vị trí đắc đại tại khu vực trung tâm thành phố.
Dự án do Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Bến Thành, nay là Tập đoàn Capella Holdings làm chủ đầu tư.
Tên gọi thể hiện được chủ đầu tư của dự án là Bến Thành Land và cũng thể hiện được sự sang trọng của dự án “luxury”. Nhưng nhắc đến The One Saigon thì người ta nhớ đến những “tai tiếng” nhiều hơn giá trị của nó
Đi vào hoạt động từ năm 2010, sau một thời gian đi vào khai thác. Nhiều hạng mục đã được chủ đầu tư tự ý thay đổi thiết kế mà không thông quá ý kiến của cư dân.
Cụ thể, tầng thượng của tòa nhà đã được xây thêm 2 tầng giành cho nhà hàng và quán bar. Với tên gọi Air 360 Sky Bar, thuộc hệ thống của Capella Holding.
Theo các các dân ở đây, nhà hàng và quán bar này hoạt động không phân biệt ngày đêm. Khách khứa cũng như tính chất hoạt động cả nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cư dân.
Tình hình bán hàng của dự án này cũng đang gặp những khó khăn lớn. Cho đến nay đã qua 7 năm hoàn thành. Những dự án mới chỉ bán được khoảng 40% các căn hộ. Nguyên nhân một phần là do giá cao, một phần là do những lùm xùm khiến khách hàng e dè.
The One Ho Chi Minh City – Cái tên không thể hiện nhiều điều
Dự án The One Ho Chi Minh City (nay là Spirit of Saigon). Từ một công trình kỳ vọng có thể vực dậy thị trường BĐS thành phố trong cơn khủng hoảng năm 2011. Thì đến nay vẫn mang hình ảnh của một bãi đất hoang đầy cỏ mọc. Thị trường đã hai lần vượt sóng thành công mà dự án này vẫn chưa nhô được khỏi mặt đất.
Spirit of Saigon có vốn đầu tư dự kiến trên 500 triệu USD. Hơn 6 năm trước thành phố đã quyết định thu hồi 8.641 m2 tại khu Bến Thành. Để bàn giao cho Bitexco thực hiện dự án đầu tư cao ốc văn phòng – thương mại – dịch vụ
Spirit of Saigon có vị trí vô cùng đắc địa ở trung tâm Quân 1. Khi xung quanh là những địa danh nổi tiếng, là biểu tượng của thành phố như: chợ Bến Thành, bảo tàng nghệ thuật, công viên 23/9,….
Dự án này thể hiện sự tự tin của Bitexco sau dự án tòa tháp Bitexco Financial tạo nên hiệu ứng cực mạnh tại TP.HCM. Đó cũng là lý do mà dự án được quyết định khởi công giữa lúc thị trường BĐS đang trầm lắng nhất (giai đoạn năm 2011).
Thời điểm đó, ông Vũ Quang Hội- Chủ tịch Bitexcomạnh miệng khẳng định: Đến năm 2015, khi công trình hoàn thành, nền kinh tế và thị trường BDS sẽ khởi sắc trở lại. Đến nay, thị trường BĐS đã ở chu kỳ cuối của sự trở lại thì dự án này vẫn chưa thamgia cuộc chơi.
Trong nhiều năm qua tiến độ triển khai của dự án được đánh giá rất chậm. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc đền bù giải tỏa và tái định cư kéo dài nhiều năm.
Theo một số nhà đầu tư trong ngành ở địa phương, đến nay kế hoạch đền bù, giải tỏa vẫn chưa có. Thì khu đất vàng này có thực hiện để đổi tên một lần nữa hay không?