"Khoảng trống" chính sách quản lý đất nông lâm trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết sẽ tiến tới thu hồi phần đất các công ty nông lâm nghiệp sử dụng không hiệu quả, tạo quỹ đất ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết sẽ tiến tới thu hồi phần đất các công ty nông lâm nghiệp sử dụng không hiệu quả, tạo quỹ đất ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Việc quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường quốc doanh được đánh giá còn nhiều hạn chế. Ảnh: Võ Hùng

Theo số liệu thống kê, sau gần 30 năm (từ năm 1991), từ con số 663 nông lâm trường quốc doanh, nếu tính cả nông lâm trường hoạt động thua lỗ đã giải thể qua quá trình sắp xếp lại, đến nay cả nước còn 252 công ty nông, lâm nghiệp.

NGHỊCH LÝ THIẾU - THỪA

Tuy nhiên, tình trạng tranh chấp, mua bán, chuyển nhượng đất đai vẫn xảy ra. Thậm chí, một số công ty còn để mất đất, mất rừng với hơn một nửa diện tích từng được Nhà nước giao quản lý trước đó. Việc này dẫn đến thực trạng nhiều công ty lâm nghiệp “ôm” quá nhiều đất, trong khi đồng bào dân tộc thiểu số tại các “vùng lõi nghèo của cả nước” vẫn thiếu đất sản xuất.

Theo các chuyên gia, thực trạng trên đã dẫn tới nghịch lý trong khi diện tích rừng vẫn suy giảm từng ngày thì đất đai, trong đó có không ít là các diện tích được giao cho các nông lâm trường quốc doanh quản lý lại đang liên tục bị lấn chiếm và tranh chấp.

Cụ thể, trong vòng 10 năm (giai đoạn từ 2010-2020), diện tích rừng trên cả nước đã bị mất khoảng hơn nửa triệu ha. Riêng năm 2019, diện tích rừng bị thiệt hại là 2.575 ha. Trong 8 tháng năm 2020, diện tích rừng bị thiệt hại 1.881,1 ha; trong đó thiệt hại do cháy là 1.362,9 ha.

Chỉ tính riêng tại tại khu vực Tây Nguyên, trong giai đoạn này, rừng đã bị mất khoảng 0,314 triệu hécta; tốc độ mất rừng tự nhiên bình quân vào khoảng 46.267 ha/năm. Về việc chuyển mục đích sử dụng rừng, vùng Tây Nguyên có hơn 750 dự án đề nghị chuyển mục đích sử dụng với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 48.980ha.

Theo ông Triệu Văn Bình, Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội chỉ tính riêng khu vực Tây Nguyên đến nay hiện có 180 công ty nông, lâm nghiệp và ban quản lý rừng đang quản lý trên 2,6 triệu ha. Nguồn gốc đất của các công ty này quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế nhưng chậm được khắc phục, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài.

"Việc này đã dẫn đến hệ quả khu vực Tây Nguyên hiện còn có khoảng 15.846 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, 32.000 hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất" - ông Bình cho biết.

Không ít diện tích đất rừng thuộc quản lý của các nông lâm trường được "chuyển biến" thành đất trang trại tư nhân. Ảnh: Biệt thự xây trên đất nông nghiệp trái phép tại Sóc Sơn (Hà Nội)

KIÊN QUYẾT THU HỒI

Trả lời báo chí bên lề Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thừa nhận, việc quản lý sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường còn tồn tại bất cập. Quá trình phát triển các nông lâm trường đã trải qua 60 năm. Tại thời điểm thành lập, nhiều nơi đã giao chồng lên diện tích đất của người dân, giấy tờ, hồ sơ lạc hậu không quản lý được trên thực địa, có nhiều trường hợp người dân góp đất. Trong một thời gian dài các nông, lâm trường quản lý không hiệu quả để tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích xen kẽ, dẫn tới khó kiểm soát trong ranh giới đất được giao.

Cũng theo vị “Tư lệnh” ngành Tài nguyên và Môi trường trong thời gian tới, cả nước sẽ phải tiếp tục rà soát, kiên quyết xử lý đối với các công ty nông, lâm nghiệp, các ban quản lý sử dụng không hiệu quả. “Cần thu hồi phần đất các công ty nông, lâm nghiệp đang khoán trắng, cho mượn trái pháp luật, bị lấn chiếm, tạo quỹ đất để ưu tiên giao đất, cho thuê đất cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không có đất, thiếu đất sử dụng” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Chia sẻ quan điểm trên, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần sớm có giải pháp để sử dụng hiệu quả hơn các diện tích đất nông nghiệp đang được sở hữu bởi nhà nước bởi hiện diện tích đất nông nghiệp nhà nước nắm giữ thông qua các nông lâm trường quốc doanh còn rất nhiều. “Trong dịp sửa Luật đất đai đang tiến hành cần tập trung cải tổ các nông lâm trường quốc doanh hay chính là các công ty nông lâm nghiệp của nhà nước”, GS. Đặng Hùng Võ nêu quan điểm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết hiện vẫn còn “khoảng trống” chính sách. Tức là quy định trong văn bản pháp luật của Nhà nước đã nêu rất cụ thể về trách nhiệm quản lý, sử dụng đất nông lâm trường cho nhiều ngành, cơ quan khác nhau, nhưng lại không giao cho một đơn vị nào chịu trách nhiệm chính để thi hành. Đây là lỗ hổng rất lớn dẫn tới tình trạng các bên đùn đẩy trách nhiệm, cũng như thiếu sự chủ động trong việc giải quyết.

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương chủ động bố trí kinh phí từ nguồn thu từ đất để thực hiện việc đo đạc chi tiết đồng thời tiếp tục kiến nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí để các địa phương triển khai đo đạc chi tiết làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận, giao đất, cho thuê đất.

Đối những công ty nông, lâm nghiệp có diện tích đất quá lớn so với lực lượng lao động, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang thực hiện việc điều tra, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp sau rà soát, sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP.

“Sau khi điều tra, nếu còn phát hiện trường hợp công ty nông, lâm nghiệp giữ lại diện tích đất đai quá lớn, không sử dụng hiệu quả sẽ kiên quyết thu hồi bàn giao cho địa phương, trong đó xem xét giao cho người dân thiếu đất sản xuất”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24