“Nhức nhối” cốt nền đô thị: Hãy xem những người có trách nhiệm nói gì?

“Hà Nội mùa này phố cũng như sông….” Tưởng đây là một câu hát đùa bình thường trong dân gian, nhưng đối với người yêu Hà Nội thì đó là một thực tế đau đớn. Nhưng tại sao những người có trách nhiệm trực tiếp trong việc này lại có thể bỏ ngoài tai và giải thích với nhân dân thật đơn giản!

“Hà Nội mùa này phố cũng như sông….” Tưởng đây là một câu hát đùa bình thường trong dân gian, nhưng đối với người yêu Hà Nội thì đó là một thực tế đau đớn. Nhưng tại sao những người có trách nhiệm trực tiếp trong việc này lại có thể bỏ ngoài tai và giải thích với nhân dân thật đơn giản!
“Phố cũng như sông…”
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nhiều năm nay được TP giao nhiệm vụ “bán” COS xây dựng cho các tổ chức cá nhân khi có nhu cầu xây dựng công trình, khu đô thị trên địa bàn TP Hà Nội mà lại giải thích trên công luận những điều đơn giản và “kỳ quặc” liệu UBND TP là cơ quan quản lý trực tiếp suy nghĩ về họ như thế nào?.
Chúng ta đã biết, bài học đầu tiên của việc quy hoạch, xây dựng một thành phố, một khu đô thị là phải giải bài toán thoát nước mưa và nước thải của đô thị, của khu đô thị đó. Chính vì vậy những người xây dựng, quản lý đô thị phải xác định các hệ thống COS xây dựng cho từng khu vực để tạo nên một hệ thống thoát nước tự chảy và những điểm cần phải bơm cưỡng bức.
Hà Nội là một điển hình, khi xây dựng TP người ta đã xác định khu vực Hoàn Kiếm đặt mốc xây dựng xem như cao nhất, và từ đó xác định hệ thống mốc có độ dốc cần thiết để xây dựng các tuyến đường đi về 5 cửa ô và hệ thống thoát nước này được tính toán với lưu lượng thoát nước đối với trận mưa có lưu lượng lớn nhất và tần suất cho hàng trăm năm. Trên thực tế nhiều năm qua những trận lụt lớn nhất kể cả khi TP “chìm” trong nước thì khu vực quanh Hoàn Kiếm vẫn không hề ngập lụt. Như vậy, chúng ta thấy rằng việc xây dựng đô thị Hà Nội đã được người xưa tính toán tương đối kỹ về vấn đề thoát nước.
Người dân thành phố chen chúc về nhà trước những tuyến đường ngập lụt
Hãy chưa nói đến việc sát nhập Thủ đô mới, các khu đô thị mới như khu vực Mỹ Đình và nhiều khu vực khác thuộc địa bàn TP Hà Nội, Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội là cơ quan “bán” COS xây dựng tại sao lại để tình trạng vừa mưa đã ngập, khu đô thị của chủ đầu tư này lại tự chảy vào khu đô thị của chủ đầu tư kia dù chỉ là 1 trận mưa không lớn nhưng tất cả đã biến thành hồ ao… Theo kiến trúc sư Nguyễn Trúc Anh - Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trong bài trả lời đăng trên Báo Xây dựng kỳ 2, ông cho rằng việc ngập lụt là do hệ thống thoát nước, các trạm bơm đã cũ, do việc không khớp nối giữa hạ tầng của Hà Nội và Hà Tây (cũ) vì Hà nội dùng hệ quy chiếu hệ toạ độ Quốc gia HN-72, còn Hà Tây dùng hệ tọa độ cũ và hai hệ tọa độ này có sự chênh lệch? Nếu giải thích như vậy thì chúng ta thấy hệ thống thoát nước tại khu vực 36 phố phường mới là hệ thống cũ, còn các hệ thống thoát nước tại các khu đô thị mới không phải là cũ, vậy tại sao lại giải thích là do hệ thống thoát nước của Hà Nội đã cũ?.
Nói về việc sự khác nhau về việc sử dụng hệ quy chiếu Quốc gia giữa Hà Nội và Hà Tây? Việc sát nhập Thủ đô mới đến nay đã gần 10 năm, công việc đầu tiên của xây dựng đô thị như đã nói ở trên là phải xác định được hệ thống COS xây dựng của từng khu vực và của toàn TP. Với các máy móc thiết bị hiện đại trong công tác đo đạc thì việc chuyển đổi hệ tọa độ giữa Hà Nội và Hà Tây thành 1 hệ tọa độ chung và xác định lại hệ thống COS xây dựng trên toàn thành phố thời gian tối đa chỉ từ 6 tháng đến 1 năm. Một Viện trưởng Quy hoạch sao lại giải thích thiếu chuyên môn như vậy. Xét về mặt trách nhiệm, những người tham mưu cho Lãnh đạo thành phố phải biết và đề xuất ngay việc này, từ việc giải thích đó ta chứng tỏ sự vô trách nhiệm trước công việc và Viện Quy hoạch nhiều năm qua đã bán nhiều COS xây dựng cho nhiều tổ chức, cá nhân và chắc chắn không tuân thủ hệ thống COS chuẩn. Và đây là nguyên nhân chính dẫn đến thành phố ngập lụt như hiện nay mà không thể có 1 lời giải thích nào thay thế được.
Cũng tại kỳ 2 của Báo Xây dựng, ông Nguyễn Đức Nghĩa - Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc cho rằng “Sở QH-KT là cơ quan tham mưu, giúp việc cho TP chịu trách nhiệm thẩm định các đồ án quy hoạch, trong đó có các thông số cụ thể về COS xây dựng. Chúng tôi đã thẩm định cụ thể từng chi tiết và không có việc sai sót đối với bất kể dự án nào” đồng thời nguyên nhân ngập lụt của TP cũng được “nhái” lại theo kiểu của ông Viện trưởng Viện quy hoạch, và khẳng định chúng tôi làm đúng pháp luật.
Nói về luật: Tại Khoản 1 Điều 44 của Luật Xây dựng năm 2014 quy định: “Việc cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa được thực hiện đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng”.
Tại Khoản 2 Điều 44 của Luật Xây dựng năm 2014 quy định: “Cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng được duyệt gồm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, COS xây dựng, ranh giới vùng cấm xây dựng theo hồ sơ mốc giới được phê duyệt”.
Vậy hỏi Sở Kiến trúc quy hoạch Hà Nội thẩm định COS xây dựng “Cụ thể từng chi tiết và không có việc sai sót đối với bất kể dự án nào” theo hồ sơ mốc giới nào? Ai phê duyệt hồ sơ mốc giới? Và trên thực tế quy hoạch xây dựng Hà Nội chưa có loại hồ sơ này theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 90 Luật Xây dựng năm 2014, quy định về nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng; tại Khoản 5 Điều 90 quy định: “COS xây dựng công trình”. Và xin nói thêm những điều luật này được kế thừa của Luật Xây dựng năm 2004.
Về vấn đề này cũng tại kỳ 2 của Báo Xây dựng, đại diện Sở Xây dựng kiến nghị: “Chúng ta phải đưa ra các thông số về cao độ san nền và phải được quản lý như một chỉ tiêu quy hoạch, các thông số này sẽ được bổ sung thêm vào giấy phép xây dựng và quyết định phê duyệt dự án”.
Trên thực tế xây dựng hiện nay, nếu kiểm tra các khu đô thị, các công trình xây dựng mà đã được Viện Quy hoạch Hà Nội “bán” COS xây dựng thì các COS này được cắm trên thực tế không đúng tiêu chuẩn và hầu hết đã bị thất lạc trong quá trình thi công, còn việc thi công có đúng theo các thông số “mua” hay không thì cơ quan “bán” có trách nhiệm trả lời trước UBND TP và công luận.
Một thực tế khác, trong hầu hết các Giấy phép xây dựng cấp cho các chủ đầu tư thì quy định về COS xây dựng như Khoản 5 Điều 90 Luật Xây dựng hầu hết là bỏ trống. Vì họ cũng chưa có thông số này để đưa vào giấy phép theo quy định.
Nguyên nhân chính Thủ đô ngày càng ngập lụt là đã rõ, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đã rõ. Những lời giải thích quanh co kiểu “dối trên lừa dưới” vẫn tiếp tục tái diễn mà chưa có lời phán xét về trách nhiệm, về đạo đức nghề nghiệp của những con người này, họ là những người gây ra nguyên nhân chính trong việc ngập lụt thành phố, và điều này có thể hàng nhiều chục năm sau không khắc phục được. Trong khi người “bán” nhiều COS xây dựng nhất trong năm qua gây ra sự ngập lụt cho thành phố lại được “đá lên” giữ cương vị mới (cương vị đứng đầu của cơ quan quản lý quy hoạch TP); Liệu tình hình ngập lụt TP có tốt hơn được không?
Dù thế nào chăng nữa, xây dựng thủ đô không thể thiếu 1 hệ thống COS xây dựng, hệ thống này phải được thống nhất trên 1 hệ quy chiếu Quốc gia, phải được phê duyệt trong quy hoạch chung, phải được kiểm tra bổ sung trong quy hoạch phân khu 1/2000; phải được kiểm tra bổ sung trong quy hoạch chi tiết 1/500. Đây là cơ sở khoa học, cơ sở pháp luật cho việc xây dựng TP. Mong rằng UBND TP Hà Nội thật sự quan tâm đến việc này.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24