(NoithatXHome.vn) – Nghề chạm bạc của người Dao được coi là một nét đẹp truyền thống, chứa đựng tinh hoa văn hóa và bản sắc riêng của một cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Hãy cùng Portfolio tìm hiểu và so sánh, nghệ thuật chạm bạc ở đây khác gì so với nghệ thuật chạm bạc ở Đồng Xâm – Thái Bình mà chúng tôi đã giới thiệu trong tuyến bài trước không nhé!
Nghề chạm bạc của người Dao – nét đặc trưng của văn hóa tín ngưỡng
Đối với người dân tộc Dao ở vùng núi phía Bắc, bạc được coi là một món đồ thiết yếu trong mỗi gia đình, và nghề chạm bạc của người Dao là một nghề truyền thống, cha truyền con nối từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Đối với người Dao, thước đo một gia đình hay một người giàu có trong cộng đồng không phải người nhiều vàng, nhiều núi đồi, ruộng đất, nhiều trâu bò mà là những gia đình có nhiều bạc, đặc biệt là bạc trắng.
Một người Dao luôn lao động, kiếm tiền để mua bạc cất giữ. Khi bà con trong bản cần thì người có sẽ để lại cho nhau không nặng nề lãi lời. Vì thế, bạc còn trở thành vật gắn kết dòng tộc, xóm giềng.
Ngoài ra, bạc cũng có vai trò khá quan trọng đối với đời sống hằng ngày của người dân tộc Dao. Bởi theo quan niệm của người Dao, bạc mang giá trị nhân văn, tín ngưỡng, người đeo bạc sẽ trừ được tà ma, tránh gió và được thần linh phù hộ.
Theo phong tục của dân tộc này, các gia đình thường cất giữ bạc để dùng vào các công việc hệ trọng như: khi có người mất phải có một đồng bạc để người đó ngậm vì như vậy mới về được với với tổ tiên, nói những lời hay và phù hộ cho con cháu điều may mắn tốt đẹp; hoặc khi cưới vợ, gả chồng cho con cái, bạc được lấy làm của hồi môn, quà tặng….
Mỗi người con gái trước khi cưới sẽ được bố mẹ đẻ và nhà chồng tặng 1 – 2 bộ trang sức bạc tùy hoàn cảnh gia đình. Mỗi gia đình người Dao đều có vài ba bộ trang sức bằng bạc.
Gia đình nào giàu, có nhiều con trai thì số bạc có thể đến hàng chục bộ, mỗi bộ bao gồm: 6 vòng cổ, 2 vòng tay, vòng tai, hàng cúc bạc, dây xà tích được chạm khắc rồng phượng, chim muông, hoa lá tinh xảo, cầu kỳ.
Nghề chạm bạc của người Dao – đằng sau những nét đẹp tinh xảo
Nghề chạm bạc của người Dao được coi là một nét đẹp truyền thống, chứa đựng tinh hoa văn hóa và bản sắc riêng của một cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chế tác từ bạc, được sản xuất từ công nghệ hiện đại, các mặt hàng cũng đang dần phổ biến ở các vùng núi nhưng đồng bào người Dao vẫn kiên trì duy trì nghề chạm bạc của mình và ưa chuộng chính những sản phẩm do mình tạo ra.
- Nghề điêu khắc – Tinh hoa văn hóa trong nghệ thuật điêu khắc của Việt Nam
- Khám phá nét độc đáo của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng
- Chạm bạc Đồng Xâm – tinh hoa làng nghề truyền thống cổ đất Việt
Trên thực tế, sản phẩm chạm bạc của người Dao có rất nhiều nét khác biệt và nổi trội so với hàng bạc của các dân tộc khác: về hình khối, kiểu thức, họa tiết hoa văn tinh vi, thủ pháp xử lý sáng – tối vô cùng tinh tế nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc trắng, và cũng bởi sự kì công của người làm nghề.
Theo những nghệ nhân chạm bạc người Dao, thông thường, để làm ra một bộ trang sức bạc mất rất nhiều thời gian và phải tiến hành rất nhiều công đoạn như: gò miếng bạc thành hình khối sản phẩm, ghép các chi tiết, tạo ra sản phẩm dạng thô và chạm trổ các chi tiết hoa văn.
Các công đoạn này chủ yếu là làm thủ công, không có máy móc, nên nghề chạm bạc của người Dao không những đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe mà còn phải khéo léo và kiên trì.
Ví dụ, phải mất từ 3 – 5 ngày để làm ra một chiếc vòng cổ dành cho phụ nữ có khối lượng 20 chỉ bạc; mất 5 – 7 ngày để làm 1 bộ cúc bạc khoảng 16 chiếc; mất từ 1 – 2 ngày để làm vòng tay, hoa tai, nhẫn; và sẽ phải mất từ 7 – 10 ngày để làm ra một bộ xà tích có khối lượng từ 30-40 chỉ bạc – món trang sức được cho là tinh xảo nhất và khó làm nhất. Một sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua
Khác với nhiều nghề thủ công truyền thống của các dân tộc khác, nghề chạm bạc của người Dao có đặc trưng riêng.
Ít ai biết rằng, những sản phẩm trang sức bạc tinh xảo đó lại được tạo ra từ những dụng cụ khá đơn giản như: Bễ thổi, dao chạm, kéo cắt, banh gắp, kìm vặn, búa đập, bàn kéo sợi, đe sắt, đe gỗ, nồi đun…
Nguyên liệu làm nghề chạm bạc của người Dao chủ yếu là từ bạc vụn, bạc thỏi được bà con chủ động mang đến đặt làm trang sức hoặc được mua về từ các nơi.
Để duy trì được nghề chạm bạc của người Dao, bản thân người thợ cũng phải có những “ngón nghề” riêng. Để đúc thành những bộ trang sức tinh xảo, người thợ phải áp dụng kĩ thuật dùng nồi đun bạc bằng chiếc cốc sứ hoặc đất tự nặn để tránh cho bạc khỏi lẫn tạp chất và ít bị hao, việc làm vệ sinh khuôn máng dùng để rót bạc vào được làm cẩn thận và kỹ.
Ngay cả nguyên liệu đốt như han củi làm nhiệt, người thợ làm nghề chạm bạc cũng phải chọn các loại than đốt từ gỗ tốt như cây gỗ táu, gỗ nghiến trong rừng. Nhiệt độ trong lò cũng đóng vai trò hết sức quan trọng nên bắt buộc người thợ bạc phải có kinh nghiệm “nhìn lửa” để điều chỉnh.
Khi tiến hành đốt, người thợ khéo đổ một ít mỡ trong lòng máng để tránh dính bạc. Sau khi quan sát chất bạc đã đủ lửa, người thợ sẽ đổ bạc vào máng nhỏ dài, chờ cho bạc nguội thì tiến hành công đoạn tạo hình cho miếng bạc.
Cuối cùng, người thợ làm nghề chạm bạc của người Dao còn phải kiên nhẫn đánh bóng cho đến khi bạc nổi màu trắng đặc trưng, tạo vẻ đẹp và sự hấp dẫn cho sản phẩm bạc.
Trên đây là một vài thông tin hữu ích về nghề chạm bạc của người Dao – một trong những nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của đồng bào dân tộc người Dao ở vùng núi phía Bắc.
Đừng quên ghé xem chuyên trang gotrangtri.vn hàng ngày để đón đọc những bài viết hay về văn hóa thủ công mỹ nghệ và thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!
650 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn