(NoithatXHome.vn) Tạ ơn cha mẹ là một trong những phong tục của người Gia Rai được lưu truyền từ nhiều đời nay với ý nghĩa nhân văn vô cùng tốt đẹp.
Hãy cùng Portfolio tìm hiểu phong tục này có gì độc đáo trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Những đặc điểm nổi bật về phong tục của người Gia Rai
1. Đôi nét về người Gia Rai
Người Gia Rai (còn có các tên gọi khác là người Jrai) là một dân tộc thiểu số của Việt Nam, cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai (90%), một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đăk Lăk (4%).
Để nhận biết được phong tục của người Gia Rai đặc trưng có thể thông qua trang phục.
Trang phục của người Gia Rai ít nhiều có nét tương đồng với trang phục của người Ê đê, nhưng phong cách tạo hình và trang trí khác nhau.
Ðàn ông người Gia Rai đóng khố vải trắng kẻ sọc nhiều màu (toai), áo màu đen cộc tay, hở nách, đường viền hoa văn chỉ màu chạy dọc hai sườn mang đậm dấu vết kiểu pông-sô. Pơtao (người đứng đầu) hoặc chủ làng mặc áo chàm che kín mông, chui đầu, tay dài, có một mảng sợi màu đỏ làm khuy và khuyết cài từ cổ đến ngực.
Ðàn bà người Gia Rai mặc áo cánh ngắn bó sát thân, dài tay, váy chàm có đường viền hoa văn chạy quanh gấu váy, phần cạp có tua chỉ trắng hoặc màu.
Điểm đặc biệt của loại trang phục truyền thống theo phong tục của người Gia Rai này là váy không khâu liền thành ống nên khi mặc chỉ cuốn vào thân để chỗ giáp hai đầu về phía trước.
Về nơi ở, theo phong tục của người Gia Rai, cộng đồng dân cư sẽ sống thành từng làng (còn gọi là plơi hay bôn), trong đó ông trưởng làng cùng các bô lão giữ vai trò quan trọng, quyết định các việc lớn và điều hành mọi sinh hoạt tập thể của buôn làng.
2. Tìm hiểu về lễ tạ ơn cha mẹ – Phong tục của người Gia Rai
Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên, cư trú và sinh sống theo quần thể làng xã.
Nói đến dân tộc Gia Rai, chúng ta phải kể đến những bản trường ca, truyện cổ như “Đăm Di đi săn”, “Xinh Nhã”…, phải nhắc đến nghệ thuật chơi chiêng, cồng, cạnh đó là đàn T’rưng, đàn Tưng nưng, đàn K’lông pút – nhạc cụ truyền thống này gắn liền với đời sống tinh thần của tộc người này.
Bên cạnh đó, đời sống văn hóa tinh thần của họ cũng rất phong phú với những phong tục tập quán hết sức độc đáo, và một trong những phong tục của người Gia Rai đó chính là “lễ tạ ơn cha mẹ”.
Với cộng đồng người Gia Rai ở đại ngàn Tây Nguyên, họ rất đề cao chữ “hiếu” và coi việc báo hiếu cha mẹ là một việc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người.
Việc báo hiếu không chỉ thể hiện qua cách sống, cách cư xử với cha mẹ hàng ngày, mà còn được thể hiện bằng một nghi lễ lớn và trang trọng là nghi lễ “Tạ ơn cha mẹ”.
Lễ “Tạ ơn cha mẹ” của người Gia Lai thường được tổ chức sau lễ mừng lúa mới, tức là vào tiết nông nhàn.
Phong tục của người Gia Rai này là nghi lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá.
Sau khi thành gia lập thất, thay vì phấn đấu làm kinh tế, xây nhà cao cửa rộng, sắm sửa đồ đạc trong nhà thì việc đầu tiên họ muốn làm đó là chuẩn bị tài sản để làm lễ Tạ ơn cha mẹ mình trước dân làng và người thân quen.
Họ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người.
Và điều đặc biệt là mỗi người con của tộc người này sẽ rất xấu hổ với dân làng, người thân khi không tổ chức được lễ Tạ ơn cha mẹ. Đây chính là nét độc đáo riêng trong phong tục của người Gia Rai.
Nghi lễ tạ ơn cha mẹ trong phong tục của người Gia Rai
Mặc dù đây là phong tục của người Gia Rai truyền thống, nghi lễ gói gọn trong khuôn khổ gia đình nhưng lại được họ rất coi trọng, tổ chức long trọng trong vòng 2 ngày, trong đó: ngày đầu tiên là ngày thực hiện lễ trong gia đình bao gồm người thân dòng tộc, ngày thứ hai để mời bà con làng bản, anh em ở làng xa đến dự và ăn uống.
Vì thế, để tạ ơn công sinh dưỡng của cha mẹ, những cặp vợ chồng người Gia Rai sẽ cố gắng nuôi thật nhiều heo, gà để giết thịt.
Tuy nhiên, cũng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi người con mà họ tổ chức lễ to hay nhỏ, vật cúng thường là trâu bò, lợn, gà, rượu…
Trước khi tổ chức lễ tạ ơn, mỗi người con sẽ xin ý kiến của cha mẹ.
Khi đã được cha mẹ đồng ý, gia đình người con sẽ mang lễ vật đến, bao gồm một ghè rượu ngon được đặt giữa nhà và lợn, heo, bò đến để mổ thịt.
Khi mổ thịt vật cúng, họ sẽ giữ lấy phần tiết để bôi lên ghè rượu, lấy một phần gan của các con vật cúng để xâu vào cây tre, đem buộc trên miệng ghè, một phần gan nữa để đem ra ngoài sân để cúng thần linh.
Còn phần thịt họ đem nướng, xâu vào cây tre rồi cùng cột vào cây nơi buộc ghè rượu. Tiếp đó, họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con.
Sau khi đã chuẩn bị hết các đồ lễ, cha mẹ và người con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận, lòng thành của con cháu, đồng thời cảm ơn họ đã ban cho con cháu sự giàu có, no đủ….
Cúng xong, chính tay người con sẽ làm các món ăn ngon, tùy theo khẩu vị mà cha mẹ mình thích ăn nhất để dâng lên cha mẹ.
Vì là tộc người theo chế độ mẫu hệ nên trong phong tục của người Gia Rai, cụ thể là trong lễ tạ ơn cha mẹ, người con mang đến dâng cho mẹ mình ăn trước và mời mẹ uống cang rượu cần đầu tiên rồi mới đến cha, đồng thời cũng nhắc lại thời thơ ấu đã được mẹ nuôi nấng, nhờ có dòng sữa mẹ nên mới lớn khôn và nhờ cha đã dạy dỗ, chở che nên được như hôm nay.
Người mẹ, cha nhận lời và cũng cảm ơn con đã biết hiếu thuận, nhớ ơn sinh thành, và cầu mong cho người con sẽ không bị đau ốm và làm ăn ngày càng có nhiều của cải.
Giống với ý nghĩa của ngày lễ Vu lan báo hiếu của người Kinh, lễ “Tạ ơn cha mẹ” là một phong tục của người Gia Rai mang đậm tính truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng các dân tộc.
Trong các bài viết sau, chúng chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới Quý độc giả những phong tục tập quán độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.
Đừng quên theo dõi gotrangtri.vn và đặt yêu cầu tư vấn thiết kế nội thất bạn nhé!
Nguyễn Hoa – Tổng hợp Internet
1.217 2
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn