(NoithatXHome.vn) Tỉnh Thừa Thiên Huế được biết đến qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng. Ngoài làm nón lá, gốm, tranh,… kim hoàn cũng là một ngành nghề có lịch sử phát triển lâu năm tại đây.
Để hiểu rõ hơn về những nét tinh hoa của làng nghề truyền thống tại Huế, hãy cùng Portfolio khám phá làng kim hoàn Kế Môn, nơi được xem là cái nôi của nghề vàng xứ Đàng Trong nhé!
1. Làng nghề kim hoàn Kế Môn xưa – cái nôi của nghề vàng
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km về phía Đông Bắc là làng Kế Môn, xã Điền Môn, huyện Phong Điền. Nơi đây được xem như cái nôi nghề kim hoàn Việt Nam.
Theo sử sách xưa còn ghi lại thì làng Kế Môn được thành lập vào thế kỉ 14 dưới đời vua Trần Anh Tông, làng Kế Môn nằm bên phá Tam Giang lại có đất nông nghiệp nên cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông và đánh bắt cá.
Năm 1789, vua Quang Trung đặt kinh đô tại Phú Xuân – Huế và ra lời kêu gọi người tài giúp vua quản lý đất nước.
Ông Cao Đình Độ là người Thanh Hóa vào Huế xin làm nghề Kim hoàn khi đi qua sông Ô Lâu thì cả gia đình bị nạn, người dân Kế Môn thấy thế cứu giúp nên mới thoát chết.
Để tưởng nhớ công ơn cứu mạng của người dân làng kế Môn nên sau khi vào cung ông Độ đã trở về và dạy nghề cho người dân ở đây.
Từ đó đến nay đã được hơn 200 năm, cũng từ đó làng Kế Môn trở thành cái nôi của nghề kim hoàn của xứ đàng trong.
Các sản phẩm kim hoàn ở đây đã đáp ứng được nhu cầu về trang sức, trang trí của cư dân và quan lại ở chốn kinh thành Huế ngay từ cuối thế kỷ XVIII.
- Làng nghề Nón ngựa Phú Gia – nét văn hóa truyền thống tỉnh Bình Định
- Khám phá văn hóa đặc sắc xứ Huế qua nghệ thuật tranh làng Sình.
- Tinh hoa sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề Phúc Lộc – Ninh Bình.
Hai trăm năm qua, người làng Kế Môn đã rời làng ra đi và có mặt ở hầu hết các đô thị, thị tứ, chợ lớn của cả nước, và sau này là vươn ra thế giới.
Nghề kim hoàn trở thành nghề kiếm sống của người dân Kế Môn, nghề làm vàng từ đây mà tỏa ra khắp cả nước.
2. Làng nghề kim hoàn Kế Môn ngày nay
Sản phẩm kim hoàn ở Kế Môn nổi tiếng có chất lượng tốt so với nhiều nơi khác, với kỹ thuật tay nghề tinh xảo và chạm khắc cầu kỳ được làm ra bởi những người thợ có kinh nghiệm, khéo tay và giàu khiếu thẩm mỹ sáng tạo, thể hiện rõ nhất là trên các đồ trang sức như vòng, kiềng, nhẫn, lắc, dây chuyền, khuyên tai bằng vàng hoặc bạc.
Người dân làng quý trọng và tự hào về nghề kim hoàn truyền thống đã xây dựng rất nhiều nhà thờ. Tất cả có 16 nhà thờ các họ có công có công mở làng cũng như phát triển nghề kim hoàn.
Ngoài khu mộ tổ và nhà thờ tổ kim hoàn vẫn còn lưu giữ nguyên, chỉ có đến Kế Môn người ta mới có cơ hội trực tiếp chứng kiến các công đoạn sản xuất của nghề kim hoàn truyền thống.
Khi đến làng Kế Môn ngày nay, bạn sẽ được trải nghiệm bức tranh đầy màu sắc của một làng nghề cổ nhưng cực kỳ phát triển.
Những năm gần đây, Kế Môn dần biến đổi như một phố thị giữa làng quê thanh bình. Làng có cả “đại lộ” bê tông, công viên với những khóm hoa rực rỡ, thư viện, xe hơi… và sắp tới là trung tâm thương mại, nhà dưỡng lão.
Bởi thế, nhiều người địa phương đã gọi đùa Kế Môn là “thành phố trực thuộc làng”.
Để phát triển được như ngày nay, làng nghề kim hoàn Kế Môn đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, phát triển bằng tâm huyết và lòng yêu nghề của các nghệ nhân. Kế Môn đã mang đến cho Việt Nam niềm tự hào, về một làng nghề truyền thống phát triển.
Đừng bỏ lỡ cơ hội đến làng nghề kim hoàn Kế Môn trong chuyến du lịch Huế gần nhất.
Hãy thường xuyên truy cập gotrangtri.vn để được cập nhật những bài viết hấp dẫn về văn hóa, thủ công mỹ nghệ truyền thống cũng như xu hướng thiết kế nội thất mới nhất bạn nhé!
298 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn