Làng gốm Thanh Hà hơn 500 năm tuổi vẫn gìn giữ được nét đẹp xưa cũ

(Gotrangtri.vn) Làng gốm Thanh Hà Hội An với hơn 500 năm tuổi vẫn giữ được nét đẹp xưa vốn có với sản phẩm gốm có tiếng được nhào nặn từ đôi tay khéo léo và sự nhiệt huyết của [...]

(NoithatXHome.vn) Làng gốm Thanh Hà Hội An với hơn 500 năm tuổi vẫn giữ được nét đẹp xưa vốn có với sản phẩm gốm có tiếng được nhào nặn từ đôi tay khéo léo và sự nhiệt huyết của nghệ nhân làng nghề.

Có lẽ vì thế, bạn sẽ thấy gốm Thanh Hà không chỉ mang vẻ đẹp bên ngoài mà ẩn chứa trong từng sản phẩm chính là tâm hồn, sự thổi lửa giữ nghề của người dân làng gốm Thanh Hà.

Hãy ghé thăm làng gốm Thanh Hà để được trải nghiệm và khám phá nhiều nét tinh túy, hồn hậu đậm chất dân dã của gốm sứ nơi đây nhé!

Làng gốm Thanh Hà hơn 500 năm tuổi vẫn gìn giữ được nét đẹp xưa cũ (Ảnh: Internet)

1. Tìm hiểu lịch sử làng gốm Thanh Hà

1.1. Làng gốm Thanh Hà được hình thành từ lúc nào?

Làng nghề gốm Thanh Hà là một trong những làng nghề cổ truyền thống được hình thành từ thời xưa của thế kỷ XVI. Xưa kia, làng gốm được hình thành ở làng Thanh Chiêm, mãi sau này mới chuyển về địa chỉ Thanh Hà, Hội An. 

Trải qua bao nhiêu gian nan nơi phố cảng Hội An, làng gốm Thanh Hà đã có những thời kỳ vàng son ở thế kỷ XVII – XVII và nổi danh như là một “thổ sản quốc gia” sản phẩm gốm Thanh Hà được tiến vua. Nhờ thế, tiếng lành ngày 1 vang xa.

1.2. Vị trí làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà có tọa lạc nằm bên bờ sông Thu Bồn mộng mơ với tuổi đời là hơn 500 năm. Sản phẩm gốm nơi đây rất bền đẹp, chất đất tốt.

1.3. Thời kỳ hưng thịnh làng gốm Thanh Hà

Nói đến thời kỳ hưng thịnh của làng gốm Thanh Hà phải nhắc đến thế kỷ 17, 18. Khi ấy, cảng thị Hội An cũng khá là phát triển. Thời kỳ đó, nhà nhà đều dùng đồ gốm.

Sắc màu rực rỡ của làng gốm Thanh Hà (Ảnh: Internet)

Sắc màu rực rỡ của làng gốm Thanh Hà (Ảnh: Internet)

Người dân làng nghề gốm Thanh Hà đã đưa sản phẩm gốm quê mình tới Huế, đi khắp mọi nơi, ngõ hẻm đất Quảng Nam – Đà Nẵng.

Nồi ấm, chum vại….rất nhẹ nhưng lại khá bền. Đặc biệt, thời đấy, còn có sản phẩm ngói cong, gạch đỏ để lợp cho những ngôi nhà cổ Hội An hay khu vực lân cận. Vì thế, làng gốm Thanh Hà ngày một vang xa hơn.

1.4. Làng gốm Thanh Hà – Di sản văn hóa thế giới

Những tưởng, làng gốm Thanh Hà sẽ bị lãng quên do sự biến thiên của thời cuộc.

Tuy nhiên, ngọn lửa âm ỉ vẫn thiêu cháy trong lòng những nghệ nhân đã gắn bó cả cuộc đời mình bên nghề làm gốm, thế nên, sản phẩm gốm tại Thanh Hà dần dần khôi phục trở lại.

Sản phẩm bình gốm của làng gốm Thanh Hà (Ảnh: Internet)

Sản phẩm bình gốm của làng gốm Thanh Hà (Ảnh: Internet)

Và UNESCO đa công nhận khu đô thị cổ của phố Hội An là “Di sản văn hóa thế giới”. Cũng từ đây, làng gốm Thanh Hà đã trở thành địa chỉ đỏ thu hút những khách du lịch trong và ngoài nước với sản phẩm làm gốm khá đẹp và tinh xảo.

2. Quy trình sản xuất gốm Thanh Hà

Đối với nghệ nhân lâu năm của làng gốm Thanh Hà. Thì khâu làm đất, cho lên bàn chuốt trên đôi tay nhào nặn từ chiếc bàn xoay đòi khỏi hết sức công phu, tỉ mẩn đấy nhé.

2.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu chính để làm gốm đó chính là đất sét. Đất sét phải trải qua quá trình ủ để giữ được nhiệt độ ẩm, sau đó nhồi, đánh cho đất chín rồi mới bắt đầu tạo hình được.

Có những dòng sản phẩm gốm khá cầu kỳ, tỉ mẩn đòi hỏi phải là đất mịn. Cộng thêm những công đoạn lọc đất từ 2 – 3 lần để làm sạch tạp chất.

Đất sét sau khi được lấy về phải dùng xuồng xăm kĩ, rồi nhào nhuyễn sau đó dùng kéo xén đất, cắt mỏng 3 – 4 lần. Và dùng sức người để đạp đi đạp lại nhằm tăng độ liên kết.

2.2. Tạo dáng

Khi đất đã được tôi luyện kĩ càng, thì lúc này chia từng phần rồi tạo dáng. Muốn tạo dáng thì trước tiên phải chuốt. Khi chuốt thì phải có 2 người làm cùng.

Một người đứng 1 chân còn chân kia thì sẽ đạp bàn xoay trong khi đó thì 2 tay sẽ làm con đất. Người còn lại thì sẽ lấy con đất đặt lên bàn xoay, rồi cuốn thành hình sâu kèn, rồi dùng cái sò, vòng, giẻ thấm nước để tạo được dáng sản phẩm.

2.3. Vuốt gốm

Công đoạn vuốt gốm đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ để cho ra thành phẩm gốm đẹp, mịn màng.

2.4. Phơi nắng

Sau khi gốm được tạo dáng và vuốt gốm xong thì lúc này gốm sẽ được đem ra sân để phơi nắng đủ độ rồi đợi ngày nung.

Công đoạn phơi gốm cũng khá là quan trọng, khi gốm se lại thì lúc này cần có 1 người dập hoa văn hay trang trí lên sản phẩm.

Đối với dòng sản phẩm có đáy bầu sau khi phơi se lại thì sẽ được đưa vào bàn xoay lần thứ 2, úp ngược rồi dùng 1 dụng cụ vòng tròn để có thể tạo dáng.

2.5. Nung gốm

Khi gốm đã được phơi kỹ càng lúc này sẽ đem gốm chất vào lò. Bạn hãy nhóm lửa từ 7 – 8 tiếng xem khói đốt đã hết thì mới bắt đầu nung thật lớn cho đến độ nghỉ lửa. Người thợ dùng gốm thăm trong lò để kéo ra thử.

Nghỉ lửa thì phá cửa lò để cho rộng hơn, để gốm mau nguội khoảng 12h sau rồi cho ra lò. Thời gian nung tổng cộng của 1 lò gốm là trong vòng 25 ngày.

Ngày nay, làng gốm Thanh Hà vẫn sản xuất theo phương pháp thủ công với phương tiện và kỹ thuật tiên tiến. Đây đã trở thành 1 bảo tàng sống, hay 1 nguồn tư liệu quý giá cho nghề làm gốm cổ truyền ở Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung.

3. Sản phẩm làng gốm Thanh Hà hiện nay

Làng gốm Thanh Hà chính là nơi cung cấp dòng ngói âm dương cho khu phố cổ Hội An. Theo đó, trong 1 vài năm trở lại đây, các hộ gia đình đã cải tiến dần những mẫu mã phù hợp bằng những dòng gốm trang trí nội thất hay gốm lưu niệm.

Các sản phẩm chủ yếu của làng gốm là: lư, chum, vại bình hoa, chậu cây cảnh….nhằm phục vụ đời sống cho người dân.

Hầu hết, sản phẩm gốm tại Thanh Hà đều được làm từ đất sét mang nhiều màu sắc, độ bền cao. Và người thợ Thanh Hà đã tạo sản phẩm gốm sứ, cung cấp gạch, ngói lợp cho những khu nhà cổ Hội An.

Các sản phẩm gốm ở Thanh Hà vẫn được làm theo đúng quy trình, quy cách mà ông cha ta đã làm từ thế kỷ trước.

Từ đôi bàn tay dẻo dai, tâm hồn nhiệt huyết mà họ đã sáng tạo ra những chiếc lọ hoa vô cùng xinh xắn, hay những chum hũ, vại lọ hoặc cả những con vật gắn liền với đời sống như mèo, lợn, bò….

4. Chùm ảnh đẹp về nghề làm gốm Thanh Hà

Về thăm làng gốm Thanh Hà, bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu về quy trình sản xuất gốm từ thô sơ cho đến khi hoàn thiện một sản phẩm. Chính đôi tay khéo léo, sự nhiệt tình thổi lửa trong tâm hồn mà gốm Thanh Hà sở hữu những nét đẹp riêng biệt so với gốm nơi khác đấy nhé.

Nghệ nhân Nguyễn Ngữ đang trau chuốt sản phẩm gốm của mình (Ảnh: Internet)

Nghệ nhân Nguyễn Ngữ đang trau chuốt sản phẩm gốm của mình (Ảnh: Internet)

5. Lời kết

Trải qua hơn 500 năm tuổi, làng gốm Thanh Hà giờ đây đã được cải tiến hơn nhiều về mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú.

Những sản phẩm gốm trang trí, hay gốm lưu niệm đều được tân tiến mẫu mã sinh động và bắt mắt hơn để đáp ứng được xu hướng chung của thị trường.

Đăc biệt, làng gồm Thanh Hà vẫn giữ nguyên nét đẹp hồn hậu, xưa cũ khi các sản phẩm gốm đều làm bằng phương pháp thủ công truyền thống.

Và đừng quên theo dõi gotrangtri.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết hay về văn hóa làng nghề và đặt ra yêu cầu tư vấn thiết kế nội thất bạn nhé!

Nguyễn Chiên – Tổng hợp internet


373 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: , , ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24