Lăng Gia Long thu hút mọi ánh nhìn với vẻ đẹp kiến trúc nguyên sơ

(Gotrangtri.vn) Lăng Gia Long ở Huế còn có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng. Đây là 1 quần thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc lăng tẩm đặc sắc trong hoàng quyến với trọng điểm là khu [...]

(NoithatXHome.vn) Lăng Gia Long ở Huế còn có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng. Đây là 1 quần thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc lăng tẩm đặc sắc trong hoàng quyến với trọng điểm là khu lăng mộ của vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao hoàng hậu.

Với lối kiến trúc đơn sơ, mộc mạc thế nhưng lăng Gia Long lại thu hút sự hiếu kỳ của nhiều du khách khi đến với Huế mộng mơ.

Lăng Gia Long thu hút mọi ánh nhìn với vẻ đẹp kiến trúc đơn sơ - Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

1. Tìm hiểu lăng Gia Long

Nếu là người đam mê về kiến trúc cổ xưa, thích tìm hiểu lăng tẩm, đền đài thì Huế chính là địa chỉ đỏ để bạn ghé thăm.

Tại Huế, công trình kiến trúc lăng tẩm nổi bật với quần thể lăng mộ của các vị vua nhà Nguyễn.

Trải qua 13 đời vua, 143 năm trị vì (1802 – 1945), triều đại nhà Nguyễn đã để lại cho Huế một di sản văn hóa vô cùng lớn.

Điều đó đã góp phần tạo nên nét trầm mặc của Huế xưa, tâm linh, huyền bí. Và lăng Gia Lăng là một trong những công trình kiến trúc đơn giản đã thu hút nhiều người ghé thăm.

1.1. Lịch sử xây dựng

Lăng Gia Long được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820 mới được hoàn thành. Toàn bộ khu lăng tẩm này là 1 quần sơn sở hữu với 42 đồi núi lớn nhỏ. Trong đó, Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất và được chọn làm tiền án của lăng với tên gọi là của cả quần sơn này.

Lăng Gia Long còn có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng - Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Lăng Gia Long còn có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng – Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Hơn 200 năm về trước, vua Gia Long đã có sự tính toán kỹ lưỡng khi lựa chọn cho mình nơi an giấc ngàn thu.

Mặc dù có nhiều vùng đất khác đẹp hơn nhưng ông lại nghe theo thầy địa lý Lê Duy Thanh và chọn vùng núi hoang sơ tại Thiên Thọ Sơn để xây dựng lăng tẩm cho mình.

Khung cảnh yên bình tại lăng Gia Long - Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Khung cảnh yên bình tại lăng Gia Long – Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Thiên Thọ Lăng nằm cách trung tâm kinh thành Huế khoảng 20km về phía Tây thuộc thôn Định Môn, Hương Thọ, Hương Trà.

Là vùng đồi núi nằm giữa 2 dòng tả trạch và hữu trạch, lăng Gia Long đã được xem là 1 trong những vị trí hội tụ đầy đủ những nét đẹp tinh hoa của đất trời từ mọi hướng.

Tuy nhiên, nơi đây là hoàn toàn bị cô lập vì muốn đến thăm lăng bạn phải đi bằng đường thủy.

Nét đẹp duyên dáng của người con gái Huế - Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Nét đẹp duyên dáng của người con gái Huế – Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Vua Gia Long chọn núi Thiên Thọ Sơn – Khu vực hẻo lánh làm nơi an nghỉ cho mình khiến nhiều người phải nghi ngờ, đoán mò.

Theo mọi người cho hay, do vua Gia Long khi giành lại cơ đồ từ tay nhà Tây Sơn, muốn tránh được sự trả thù nên ông đã lựa chọn nơi ít ai biết đến, hoang vu, hẻo lánh để xây lăng tự.

Cổng vào điện Gia Thành - Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

1.2. Đường đến lăng Gia Long

Đến thăm lăng Gia Long, du khách có thể lựa chọn đường đi đến lăng là đường thủy và đường bộ:

  • Đường thủy: Nếu lựa chọn đi đường thủy sẽ đi từ sông hương khoảng 18 km là đến lăng.
  • Đường bộ: Đi chừng khoảng 16 km rồi qua bến đò Kim Ngọc.
Cầu phao đến Thiên Thọ Lăng - Ảnh:  Nguyễn Thị Mai Trang

Cầu phao đến Thiên Thọ Lăng – Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Trước năm 2014, để đến được lăng Gia Long thì hầu như phải đi qua đò ngang. Vì việc di chuyển khá khó khăn nên không có mấy ai đến thăm lăng.

Thế nên, người dân nơi đây đã góp tiền xây dựng cầu phao nhỏ nối giữa 2 bờ với phí là 5.000 đ/lượt đối với xe máy.

Ô tô không được phép qua vì cầu phao không chịu được trọng tải lớn. Đi qua cầu phao thêm 4km nữa sẽ đến lăng Gia Long.

Cũng trong năm 2014, cầu Hữu Trạch nối liền La Khê Bãi và La Khê Trẹm đã được hoàn thành để phục vụ cho mọi người đến lăng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đi đường này xa hơn nhiều.

1.3. Khung cảnh đường vào lăng Gia Long

Đường vào lăng Gia Long được phủ một màu xanh mát của bóng cây với con đường bê tông trải dài và thơ mộng so với những khu lăng mộ khác tại Huế.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hồ nước, cảnh vật hoang sơ thiên nhiên xung quanh, hay những tấm thảm trải màu xanh từ cỏ với những đàn bò đang gặm nhấm mang đậm cốt cách làng quê thành bình Việt Nam.

Thanh bình của làng quê Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Thanh bình của làng quê Việt Nam – Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Phong cảnh xinh tươi của núi đồi - Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Phong cảnh xinh tươi của núi đồi – Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

3. Khám phá lăng mộ Gia Long

Không chỉ mang tính quy mô to lớn, thiết kế phong thủy của lăng Gia Long đã được những nhà kiến trúc triều đình Huế thiết kế hết sức công phu, hoàn hảo khiến hậu thế phải vô cùng kinh ngạc trước một công trình kiến trúc tuyệt mỹ thời xưa.

3.1. Quá trình xây dựng lăng

Quá trình xây lăng diễn ra 6 năm liên tiếp 1814-1820 - Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Quá trình xây lăng diễn ra 6 năm liên tiếp 1814-1820 – Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Quá trình xây dựng lăng Gia Long diễn ra trong 6 năm liên tiếp (1814-1820). Từ thời điểm bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu qua đời vào ngày 21-2-1814.

Nhà vua đã sai những quan trong Khâm Thiên Giám đi tìm đất đai để mai táng vợ của mình mình. Về sau đã phát triển thành một khu lăng mộ với quy mô rất rộng lớn với chu vi đến 11.234,40m.

3.2. Quá trình trùng tu

Trùng tu lăng Gia Long để bảo tồn giá trị ban đầu - Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Trùng tu lăng Gia Long để bảo tồn giá trị ban đầu – Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khởi công công trình bảo tồn và tu bổ di tích Thiên Thọ Cung – khu vực lăng và tẩm chính của quần thể lăng Gia Long vào cuối năm 2007 với mục đích để phụ vụ du khách đến thăm và bảo tồn nguyên bản giá trị ban đầu của quần thể kiến trúc. 

Kinh phí trùng tu lên đến 13,7 tỷ đồng do công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hóa trung ương đảm nhận.

3.3. Kiến trúc lăng Gia Long nguyên sơ

Kiến trúc lăng Gia Long nhìn thì rất đơn sơ nhưng tổng thể bao quát lại vô cùng hoành tráng với chu vi lên đến 11.234m.

Đặc biệt, phong thủy lăng Gia Long và quá trình thiết kế, xây dựng đã được chú trọng khi nhà vua còn sống.

Toàn bộ khu lăng tẩm là một quần sơn bao gồm 42 ngọn đồi núi lớn nhỏ với những tên gọi khác nhau, trong đó Ðại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất.

Lăng tẩm nhà vua được xây dựng trên tọa lạc là 1 quả đồi bằng phẳng, rộng lớn.

Trước ngọn Đại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái có 14 ngọn núi làm “tả thanh long”, bên phải có 14 ngọn làm “hữu bạch hổ”. Tổng lăng Gia Long được chia làm 3 khu vực chính:

Chính giữa là lăng vua Gia Long và hoàng hậu Thừa Thiên Cao. Qua khỏi sân chầu là những hàng trạch quan được thiết kế uy nghiêm, và 7 cấp sân tế là Bửu Thánh trên đỉnh đồi.

Trong Bửu Thánh là 2 ngôi mộ đá được thiết kế theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức” biểu tượng cho hạnh phúc và thủy chung.

Những cánh cửa điện Minh Thành được chạm trổ hoa văn cầu kỳ, bắt mắt - Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Bên phải của lăng Gia Long chính là khu tẩm điện. Lấy điện Minh Thành làm trung tâm. Đây là nơi thờ phượng của vua và hoàng hậu thứ nhất. Trong điện Minh Thành có lưu giữ nhiều kỷ vật gắn liền với cuộc đời chinh chiến của vua Gia Long.

Phía bên trái là Bi Đình với tấm bia lớn được chạm trổ tinh tế, sắc xảo ghi bài “Thánh Ðức Thần Công” của vua Minh Mạng soạn, ca ngợi ơn đức vua cha.

Lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao hoàng Hậu, mẹ vua Minh Mạng - Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao hoàng Hậu, mẹ vua Minh Mạng – Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Điện gia thành thờ bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu - Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

Điện gia thành thờ bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu – Ảnh: Nguyễn Thị Mai Trang

4. Chùm ảnh hoành tráng toàn bộ lăng tẩm Gia Long

Lăng Gia Long chính là một bức tranh tuyệt tác với lối thiết kế hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc đơn sơ, trong đó, thiên nhiên là yếu tố chủ đạo tạo nên nét đẹp hùng vĩ của cảnh quan cho Thiên Thọ Lăng.

Thiên Thọ Lăng chính là lăng mộ của Nguyễn Thế Tổ Gia Long hoàng đế (1762-1820) - Ảnh: Internet

Thiên Thọ Lăng chính là lăng mộ của Nguyễn Thế Tổ Gia Long hoàng đế (1762-1820) – Ảnh: Internet

Lăng Gia Long chính là sự hòa quyện tuyệt vời giữa kiến trúc cổ kính xưa và thiên nhiên núi non hùng vĩ.

Chính lối thiết kế đặc trưng của núi đồi thiên nhiên đã tạo nên một không gian tĩnh mặc mang đậm chất thơ.

Và đây cũng đã trở thành điểm đến thú vị cho những ai muốn tìm hiểu về kiến trúc nhà Nguyễn thời xưa đấy nhé.

Và nhớ đồng hành cùng gotrangtri.vn để cập nhật thêm nhiều công trình kiến trúc khác và ngắm những mẫu thiết kế nội thất mới nhất nhé!

Nguyễn Chiên – Tổng hợp internet


734 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: , ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24