Khám phá một số làng nghề truyền thống còn xót lại ở Sài Gòn (phần 2)

(Gotrangtrivn) Ở bài viết trước, Portfolio đã cùng bạn ghé thăm một số làng nghề truyền thống nổi tiếng về nghề thủ công ở Sài Gòn. Qua đó, chúng ta đã phần nào hình dung được chân dung của [...]

(Gotrangtrivn) Ở bài viết trước, Portfolio đã cùng bạn ghé thăm một số làng nghề truyền thống nổi tiếng về nghề thủ công ở Sài Gòn.

Qua đó, chúng ta đã phần nào hình dung được chân dung của một Sài Gòn xưa cổ kính với sự phát triển đa dạng cả về văn hóa truyền thống và hiện đại. 

Ở bài viết này, hãy cùng chuyên trang Portfolio tiếp tục khám phá một số làng nghề truyền thống còn xót lại ở Sài Gòn (phần 2) nhé!

Sài Gòn và những làng nghề truyền thống nổi bật còn tồn tại đến ngày nay

1. Làng nghề truyền thống làm bánh tráng Phú Hòa Đông

Bánh tráng là một món ăn ngon, phổ biến của người Việt trên khắp 3 miền.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường thành phố, không biết từ khi nào làng nghề bánh tráng xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi được sinh ra và trở nên sôi động, đặc biệt trong không khí của những ngày giáp Tết.

Làng nghề truyền thống bánh tráng Củ Chi cung cấp cho thị trường trong nước và 20 nước trên thế giới. (ảnh: internet)

Làng nghề truyền thống bánh tráng Củ Chi cung cấp cho thị trường trong nước và 20 nước trên thế giới. (ảnh: internet)

Làng nghề truyền thống làm bánh tráng Phú Hòa Đông nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km. 

Từ sau giải phóng, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, các sản phẩm chính là gạo, khoai mì cùng các chế phẩm của nó. Và bánh tráng chính là một trong những chế phẩm tạo ra từ tinh bột của khoai mì hay tinh bột gạo.

Khách nước ngoài tham quan một cơ sở sản xuất bánh tráng ở làng nghề truyền thống Củ Chi. (ảnh: internet)

Khách nước ngoài tham quan một cơ sở sản xuất bánh tráng ở làng nghề truyền thống Củ Chi. (ảnh: internet)

Được biết làng nghề đã có từ rất lâu, ngay cả người lớn tuổi nhất tại đây cũng đã làm được hơn 80 năm.

Đi khắp các tỉnh, đâu đâu cũng có bánh tráng, nhưng với tôi bánh tráng từ mảnh đất Củ Chi đất thép thành đồng vẫn mang một mùi vị đặc biệt khó diễn tả, khác hẳn các nơi khác. 

Làng nghề bánh tráng Củ Chi từ trẻ nhỏ đến người già đều làm bánh thuần thục. (ảnh: internet)

Làng nghề bánh tráng Củ Chi từ trẻ nhỏ đến người già đều làm bánh thuần thục. (ảnh: internet)

Cùng với sự phát triển của công nghệ, những người thợ ở làng nghề truyền thống Phú Hòa Đông đã cùng nhau nghiên cứu và thành lập các hợp tác xã bánh tráng. Kể từ đây, làng nghề đã có những bước chuyển đáng kinh ngạc, máy móc được đầu tư hiện đại hơn.

Đầu ra của sản phẩm cũng được cải thiện nhờ sự phát triển của du lịch và dịch vụ, góp phần tăng năng suất đáng kể, cải thiện đời sống của nhiều hộ làm nghề.

Hiện nay, bánh tráng Củ Chi đã xuất khẩu sản phẩm tới hơn 20 quốc gia trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc với nhiều dòng sản phẩm đa dạng.

Làng bánh tráng Phú Hòa Đông là một trong số ít những làng nghề truyền thống còn phát triển mạnh mẽ tại TP. Hồ Chí Minh ngày nay.

Làng nghề góp phần mở rộng danh tiếng của sản phẩm Việt trên thị trường thế giới, là niềm tự hào của người dân Sài Gòn nói riêng và người dân cả nước nói chung.

2. Làng nghề truyền thống chế biến nem Thủ Đức

Làng nem Thủ Đức được hình thành khá lâu đời, tọa lạc tại khu chợ Thủ Đức. Xung quanh khu chợ có đến hàng trăm hộ làm nem như: Thiên Hương Viên, Phước Tường Phát, Sáu Trọc…Làm nem là một nghề gia truyền, mỗi lò đều có bí quyết riêng để mang lại hương vị đặc trưng.

Vùng miền nào ở nước ta cũng có món nem. Hương vị nem theo đó mà cũng khác nhau và là biểu thị cho văn hóa truyền thống của con người, vùng miền.

Nếu như nem miền Bắc có vị mặn và chua đặc trưng, miền Trung có vị cay, miền Tây Nam Bộ có vị ngọt đậm, thì nem Thủ Đức có vị chua dịu ngọt, ăn hoài không chán.

Nem Thủ Đức nổi tiếng gần xa, nó là món quà thích hợp để biếu người thân, bạn bè và nó cũng là một món ăn không thể thiếu trong các đám cưới, đám hỏi. Khách du lịch muốn mua hàng với số lượng nhiều thì phải liên hệ để đặt trước làng nghề truyền thống này.

Món nem chua Thủ Đức phải trải qua nhiều công đoạn, trong đó, việc chọn nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng, quyết định chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, các xưởng sản xuất trong làng nghề sử dụng các công thức tỉ lệ gia vị theo bí quyết gia truyền tạo nên vị ngon đặc biệt.

Hiện nay, tại làng nghề truyền thống làm nem Thủ Đức, mọc lên nhiều chi nhánh sản xuất hiện đại, chủ yếu là tự học mà làm nên mất dần vị đặc trưng của nem chua xưa.

Muốn mua được loại nem nổi tiếng nhất, phải đến các cơ sở nổi tiếng lâu đời như: xưởng nem bà Chín, Sáu Trọc,…

Dù trải qua bao biến cố, bao đổi thay của lịch sử thì nem chua ở làng nem Thủ Đức bao nhiêu năm vẫn thế, là nét ẩm thực đại diện cho văn hóa một vùng đất, thấm đẫm hương vị quê hương, thứ hương vị vốn không thể nào thay đổi được trong mỗi chúng ta.

3. Làng nghề truyền thống ở khu Lò Gốm Sài Gòn

Vào những năm giữa thế kỷ XX,  khu Lò Gốm ở Sài Gòn khá rộng, bao gồm các làng Hòa Lục (quận 8), Phú Định – Phú Lâm (quận 6), Phú Giáo – Gò Cây Mai (quận 11).

Lúc xưa, các ống khói từ mỗi lò ngày đêm nhả khói trải dài từ kênh Ruột Ngựa kéo xuống tận rạch Lò Gốm cho thấy sự phát triển nhộn nhịp ở đây.

Thế nhưng, với sự phát triển của đô thị hóa, diện tích đất ở ngày càng ít đi, cuộc sống của người dân càng hiện đại nên nhu cầu sử dụng lò gốm ít dần.

Làng nghề truyền thống làm gốm ở Sài Gòn cũng dần mai một, hiện nay chỉ còn xót lại một xưởng sản xuất duy nhất là  “Lò Ông Táo” của nghệ nhân Trần Văn Tiếp (Hưng Lợi, phường 16, quận 8).

Theo lời kể của ông Tiếp, ông sinh ra và lớn lên trong khung cảnh sầm uất của làng nghề, nhịp sản xuất náo nhiệt với thương hiệu nổi tiếng cung cấp cho thị trường mỗi ngày để lại trong ông niềm say mê giữ lửa nghề.

Chính vì thế, ông đã dùng mảnh đất 2000m2 của gia đình để phát triển làng nghề truyền thống thay vì kinh doanh dù lợi nhuận cao hơn hẳn.

Tại lò gốm của ông Tiếp, có trên 30 thợ thủ công đang hoạt động làm việc. Trong đó, gần 10 người đã ngoài 60, họ từng là chủ lò gốm nhưng vì hoạt động khó khăn nên họ bỏ lò chuyển sang làm thợ để giữ nghề và kiếm thêm thu nhập.

Sản phẩm ở đây được phân chia làm 6 mẫu mã kích thước khác nhau.

Giá dao động từ 30.000 – 60.000 đồng/cái. Bình quân mỗi ngày, cơ sở của ông Năm Tiếp xuất xưởng gần 500 bếp lò. Nhưng hễ cận Tết, nhân công phải tăng ca để cho ra số sản phẩm gấp 3 lần ngày thường để dáp ứng đủ nhu cầu.

Lò gốm của ông Tiếp đã thành công trong việc bảo tồn và phát huy tinh hoa của làng nghề truyền thống làm gốm Sài Gòn, tạo việc làm và nguồn thu nhập cho nhiều nghệ nhân làm gốm và bảo vệ nghề đúc lò gốm không bị mai một. 

Như vậy, giữa một Sài Gòn nhộn nhịp, đời sống vô cùng năng động và hiện đại, vẫn còn đâu đó những làng nghề truyền thống còn xót lại.

Đó chính là khung tranh chân thực nhất cho những ai yêu thích khám phá văn hóa thủ công mỹ nghệ truyền thống của dân tộc. 

NoithatXHome.vn sẽ tiếp tục cùng bạn tìm hiểu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trong những bài viết sau. Theo dõi trang mỗi ngày để không bỏ lỡ cả những thông tin hấp dẫn về thiết kế nội thất nhà đẹp nữa nhé!

Thu Hà – Tổng hợp internet


2.843 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: , ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24