(NoithatXHome.vn) Lễ hội Bà Chúa Xứ (lễ hội vía Bà Chúa Xứ) là một lễ hội truyền thống mang đậm nét tín ngưỡng dân gian của người dân An Giang nói riêng, vùng Nam Bộ nói riêng. Hàng năm, lễ hội đều thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch.
Hãy cùng Portfolio khám phá lễ hội Bà Chúa Xứ Nam Bộ nhé!
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức vào cuối tháng 4 âm lịch hằng năm với nhiều lễ hội nhộn nhịp, sôi động tại miếu Bà Chúa Xứ, thị trấn Châu Đốc, tỉnh An Giang.
1. Nét tín ngưỡng dân gian của lễ hội Bà Chú Xứ
Vào những năm 1820, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu biên giới nước ta.
Khi đến núi Sam, trông thấy tượng Bà, chúng hì hục dùng đủ mọi cách để khiêng tượng Bà xuống núi, nhưng khi vừa đi được một đoạn ngắn thì kì lạ thay, tượng Bà bỗng nặng trĩu đến cả chục binh sĩ trai tráng cũng không thể bê nổi.
Khi đó, một tên trong đám giặc nổi giận, đạp vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay lập tức bị trừng phạt đau đớn.
Một thời gian sau, nhiều người trong làng luôn mơ thấy tượng Bà hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ, báo mộng cho dân làng khiêng bà xuống núi lập miếu thờ, bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, bảo vệ dân làng khỏi nạn giặc cỏ.
Người dân xây dựng nên miếu thờ Bà Chúa Xứ và hàng năm vào tháng 4 âm lịch đều tổ chức lễ hội để tỏ lòng thành kính.
Toàn bộ khu miếu Bà Chúa Xứ là một quần thể kiến trúc cổ kính kết hợp với lối thiết kế kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn mang màu sắc dân tộc, với bốn tầng mái cao cong vút, các cánh cửa bằng gỗ được chạm trổ công phu: ghi lại hình ảnh hoa lá, cây xanh, chim muông, long – lân – quy – phượng và các vị tiên trong thần thoại cổ tích.
Những đường nét hoa văn khắc họa tinh vi và sinh động, cùng với một khoảng sân rộng xi măng, hoa và cây cổ thụ bao quanh.
2. Phần lễ và hội tổ chức trong lễ hội Bà Chúa Xứ
Lễ tắm bà: Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24.
Nói là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà. vào giờ đó, trong khuôn viên miếu, hàng chục ngàn người chen chúc nhau trên sân, mọi di chuyển tới lui chỉ có thể nhích từng bước một.
- Khám phá Lễ hội bánh Nam Bộ 2018 – “Cội nguồn chiếc bánh quê hương”
- Khám phá cuộc sống làng chài ngay tại Sài Gòn với Đảo Thạnh An
Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà: Lễ tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24.
Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề từ lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà và rước bài vị từ lăng sang miếu Bà qua một con đường thỉnh sắc.
Đoàn thỉnh sắc có đội múa lân của Miếu bà đi trước, kế đến là ông chánh bái, hai vị bô lão và những vị chức sắc khác, theo sau là các học trò lễ xếp thành hai hàng dọc, tay cầm cờ phướn đi hầu trước và sau long đình do bốn người khiêng.
Lễ Túc Yết: Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu thực hiện lễ cúng.
Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối.
Lễ xây cầu: lễ diễn ra ngay sau khi cúng lễ Túc Yết, đây thực chất là lễ Hát Bội do một người sành nghi lễ và có uy tín trong Ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Lễ Chánh tế được diễn ra vào 4 giờ sáng ngày 26/4 và cuối cùng, chiều ngày 27/4 sẽ đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về lăng.
Phần hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén… thu hút sự chú ý và tham gia của du khách thập phương.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin thú vị về Lễ hội Bà Chúa Xứ.
Ghé thăm chuyên trang gotrangtri.vn hàng ngày để đón đọc những bài viết hay về văn hóa, mỹ nghệ truyền thống của dân tộc nhé!
583 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn