(NoithatXHome.vn) Nếu như miền Bắc có Làng gốm Bát Tràng thì ở miền Trung phải kể đến làng gốm Mỹ Thiện. Đây là một làng nghề truyền thống nổi tiếng bao đời nay của tỉnh Quảng Ngãi.
Hãy cùng Portfolio khám phá làng gốm Mỹ Thiện danh bất hư truyền ngay bây giờ nhé!
1. Làng gốm Mỹ Thiện theo dòng thời gian
Làng gốm Mỹ Thiện, ở thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn). Theo bản Tông đồ ghi các phả hệ, hiện đang treo ở nhà Từ đường thờ Tổ nghề gốm Mỹ Thiện Châu Ổ, làng gốm này có thể được “khai sinh” từ khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
Người khai mở làng gốm ở đây là ông Phạm Công Đắc và ông Nguyễn Công Ất, quê Thanh Hóa vào Quảng Ngãi lập nghiệp.
Theo “Quảng Ngãi tỉnh chí” (1933), toàn tỉnh lúc này có các lò gốm ở Đông Thành, Đại Lộc (Sơn Tịnh), Thạnh Hiếu, Chí Trung (Đức Phổ), Bồ Đề (Mộ Đức), trong đó Mỹ Thiện là nổi tiếng nhất.
Vậy mà hơn 200 năm trước đã có sự giao thoa văn hóa Việt-Chăm thể hiện qua các hiện vật sành, gốm tại lò gốm cổ Tịnh Châu, để rồi sau đó đã góp phần tạo nên phong cách độc đáo của dòng gốm Mỹ Thiện nổi tiếng khắp miền Trung Việt Nam.
Qua khảo sát các di tích khảo cổ và lịch sử, có thể thấy rằng nửa sau thế kỷ XIX, hiện vật cũng như các mảnh của lò gốm Châu Ổ đã tồn tại phổ biến và đều khắp.
Có thời sản phẩm gốm Mỹ Thiện qua cửa biển Sa Cần đã ra tới Đồng Hới, Đông Hà, Vinh… vô tới Bình Định, Khánh Hòa, đến tận các tỉnh miền Nam, sang cả Lào và Campuchia.
Hoặc theo đường bộ, đường sông ngược lên miền núi xa xôi. Nhiều ché rượu cần xuất xứ từ lò gốm Mỹ Thiện Châu Ổ nay vẫn còn là một phần tài sản quý giá của các dân tộc ít người vùng bắc Tây Nguyên.
Bạn hãy tham khảo thêm
- Khám phá nét đẹp nên thơ tại Đảo Hòn Tằm – Nha Trang
- Khám phá “đại công xưởng” gỗ ở làng nghề truyền thống Đông Kỵ – Bắc Ninh
- Tìm hiểu tinh hoa nghề mộc thủ công mỹ nghệ ở làng Chàng Sơn – Hà Nội
Sau thời kỳ phát triển hưng thịnh, đến năm 1964 qua trận lụt lớn, lạch Bến Củi bị bồi lấp một phần.
Chi phí sản xuất như đất, chất đốt, vận chuyển tăng cao nên một số gia đình làm gốm trước đó đã phải tìm kế sinh nhai khác. Sau năm 1975, những người làm gốm Mỹ Thiện nuôi chí phát triển nghề gốm Mỹ Thiện đã hợp lại thành Hợp tác xã gốm Châu Ổ.
Vào những năm 1988-1989 họ cố gắng làm theo cách tráng men của Bát Tràng nhưng không thành, hầu hết các lò đốt cầm chừng, rồi sau đó không cạnh tranh nổi với gốm sứ ngoài Bắc, trong Nam và hàng nhựa nên các lò tự giải tán.
Làng gốm cổ Mỹ Thiện hiện chỉ còn duy nhất một nghệ nhân của làng đó là anh Đặng Văn Trịnh, như móc neo cuối cùng còn cố níu giữ lấy nghề truyền thống của cha ông để lại.
2. Tại sao đồ gốm ở Làng gốm Mỹ Thiện nổi tiếng danh bất hư truyền?
Đồ gốm Mỹ Thiện rất đa dạng như: lọ hoa, bình vôi, chum, vại, đồ gia dụng, đồ tùy táng…
Gốm Mỹ Thiện được sản xuất thủ công với kỹ thuật bàn xoay. Nguyên liệu làm gốm là đất sét được lọc kỹ tạp chất.
Người thợ vuốt đất trên bàn xoay để tạo dáng cho sản phẩm (gọi là xương gốm). Sau khi sản phẩm tạo dáng xong, người thợ dùng dao gọt đều cho da gốm thêm nhẵn.
Để trang trí sản phẩm, người thợ gốm lên những hoa văn đắp nổi các hình rồng, phụng, trúc, sóc, chim, thú, hoa, cây lá… sau đó, tạo cắt chân và đem ra phơi khô rồi đưa vào lò nung. Thời gian nung thông thường là ba ngày.
Kỹ thuật tráng men gốm Mỹ Thiện phải nung qua 2 lửa. Lần nung thứ nhất để tạo cho xương gốm chắc.
Lần thứ 2 sản phẩm gốm được nhúng men rồi cho vào lò nung. Khi nung ở nhiệt độ khác nhau sẽ tạo nên sự thay đổi về màu sắc cho mỗi sản phẩm.
Sắc màu tím đậm ngả sang xanh vàng, thẳm sâu, huyền bí, đầy quyến rũ của men gốm Mỹ Thiện Châu Ổ trên các loại sản phẩm này đã thể hiện đặc sắc cá tính địa phương, khiến người xem liên tưởng đến màu sắc của những hiện vật gốm trang trí trên tường và nóc của các tháp Chăm trong vùng miền Trung Việt Nam.
Trên đây là một vài thông tin hữu ích về làng nghề gốm Mỹ Thiện dành cho những ai yêu thích khám phá văn hóa – mỹ nghệ truyền thống của dân tộc. Đừng quên theo dõi chuyên trang gotrangtri.vn để đón đọc những bài viết hay về thiết kế nội thất nhé!
1.509 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn