“Giá thép có thể tăng thêm 600 nghìn đồng/tấn trong năm nay”

Việc điều chỉnh tỷ giá USD/vnd của ngân hàng Nhà nước VN đã ảnh hưởng tới một số lĩnh vực kinh tế, trong đó đáng chú ý nhất là những ngành liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. PV Vietnam Business Forum đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam, một ngành phải nhập tới 70% nguyên liệu của thị trường thế giới.

Việc điều chỉnh tỷ giá USD/vnd của ngân hàng Nhà nước VN đã ảnh hưởng tới một số lĩnh vực kinh tế, trong đó đáng chú ý nhất là những ngành liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. PV Vietnam Business Forum đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam, một ngành phải nhập tới 70% nguyên liệu của thị trường thế giới.

Là một ngành công nghiệp có nguồn nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới, việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND đã ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép Việt Nam, thưa ông?

Thực tế, từ trước tới nay, ngành thép chúng tôi không được hưởng tỷ giá ưu đãi ngân hàng, chính vì thế hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép vẫn phải chịu một tỷ giá cao. Việc ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá ở một khía cạnh nào đó đã giúp ngành thép minh bạch hóa số sách chi tiêu.

Tuy nhiên, ngành thép là ngành phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu thế giới, hiện ngành thép Việt Nam đang phải nhập 40% phôi trên thế giới và 70% sắt thép phế cho nên ngoài nguồn vốn vay từ ngân hàng, thì nhiều đơn vị vẫn phải phụ thuộc vào tỷ giá USD của thị trường chợ đen, việc tỷ giá tăng cũng đồng nghĩa với tỷ giá ngoài thị trường chợ đen tăng theo. Trong khi dự trữ ngoại tệ của Việt Nam mỏng, không vay được ngân hàng, không mua được của ngân hàng buộc phải chấp nhận chợ đen. Hoặc nếu mua được chính thống của ngân hàng thương mại thì buộc phải có các phí chui, không minh bạch nhưng vẫn phải chịu. Điều này cũng đã ảnh hướng ít nhiều tới giá thành đầu vào của sản phẩm.

Việc điều chỉnh tỷ giá không có ảnh hưởng nhiều tới ngành thép, vậy tại sao giá thép đã tăng tới 10% sau khi điều chỉnh tỷ giá thưa ông?

Việc giá thép tăng mạnh trong thời gian qua là do giá nguyên liệu đầu vào trên thị trường thế giới tăng mạnh đặc biệt là quặng và than, hiện giá quặng trên thế giới đang giao dịch vào khoảng 190USD/tấn, điều này đã tác động rất mạnh tới chi phí giá thành sản phẩm. Năm 2010, các doanh nghiệp ngành thép của Việt Nam đã phải bù lỗ rất nhiều vì không được phép tăng giá sẽ ảnh hưởng tới lạm phát, năm nay, khi nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, bắt buộc chúng tôi phải tiến hành điều chỉnh giá để phù hợp hơn với thị trường thế giới. Đến thời điểm này giá nguyên liệu trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi thêm.

Giá nguyên liệu trên thế giới đang có xu hướng giảm, tuy nhiên thị trường trong nước lại đang có xu hướng tăng giá sau khi giá điện được điều chỉnh tăng lên, vậy đây liệu có phải là hiện tượng sốt ảo do thiếu thép không thưa ông?

Tôi cho rằng giá thép trong nước vẫn đang đi đúng xu hướng của thị trường thế giới và không hề có hiện tượng sốt ảo. Tháng 1/2011 lượng thép sản xuất trong nước đạt 462.571 tấn, giảm 0,85% so với tháng 12/2010 nhưng lại tăng tới 14,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng thép bán ra trên thị trường đạt 469.189 nghìn tấn, tăng 7,2% so với tháng trước và tăng 34,99% so với cùng kỳ năm 2010.

Tính tới hết tháng 1/2010, lượng thép tồn kho của các công ty thép là 317.551 tấn và lượng phôi chuẩn bị cho 2 tháng tiếp theo khoảng trên 500 nghìn tấn. Với số lượng dự trữ như vậy thị trường sẽ không lo thiếu thép.

Tháng 3 ngành điện VN thực hiện điều chỉnh giá điện tăng 15,28%, ngành thép cũng là ngành tiêu thụ điện năng lớn. Vậy việc điều chỉnh giá điện lần này có tác động và kéo giá thép tiếp tục tăng cao không thưa ông?

Mặc dù ngành sản xuất thép trong nước có dùng điện để sản xuất, nhưng tôi cho rằng việc giá điện tăng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới giá thành sản phẩm ngành thép bởi tỷ trọng điện trong cơ cấu giá thành thép chỉ khoảng 0,5- 0,6% (Tính trung bình mất khoảng 600 kWh cho 1 tấn sản phẩm thép). Theo tôi, tăng giá điện cũng là cơ hội tốt để ngành thép cải tiến công nghệ của mình nhằm theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện cả nước có 32 nhà máy luyện cán thép, trong đó chỉ có 4 nhà máy áp dụng công nghệ hiện đại, 10 nhà máy có công nghệ trung bình, còn lại 18 nhà máy có công nghệ rất lạc hậu, công suất sản xuất thép nhỏ, khoảng 10- 20 vạn tấn/năm. Chênh lệch về công nghệ sẽ dẫn tới chênh lệch về tiêu hao năng lượng, trong khi 4 nhà máy hiện đại chỉ tiêu thụ 30 lít dầu/tấn thì các nhà máy lạc hậu tiêu hao tới 60- 70 lít dầu/tấn, tương tự như vậy, một lò luyện hiện đại chỉ tiêu thụ 350- 400 kWh/tấn nhưng những là luyện lạc hậu tiêu thụ tới 600 kWh/tấn.

Ông dự đoán giá thép trong thời gian tới sẽ đạt mốc bao nhiêu?

Cuối năm 2010 tôi có trả lời tạp chí Vietnam Business Forum rằng giá thép năm 2011 sẽ không có những biến động lớn như năm 2010. Nhưng khi ngân hàng Nhà nước VN tiến hành điều chỉnh tỷ giá, theo quan điểm của tôi thị trường sẽ có những diễn biến mới. Biên độ giao động của thép tại VN có thể lên tới 10% khi đó giá thép sẽ tăng khoảng 500- 600 nghìn đồng/tấn. Đấy có thể sẽ là mức tăng cao nhất trong năm nay.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24