(NoithatXHome.vn) – Nghề làm trống của người Dao đỏ được xem là một nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt của tộc người này, lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Hãy cùng Portfolio tìm hiểu về nghệ thuật làm trống của tộc người Dao đỏ ở Tả Phìn, Sapa, Lào Cai nhé!
Nghề làm trống của người Dao đỏ gắn với văn hóa tộc người
Lào Cai là địa bàn cư trú của đông đảo các dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao đỏ.
Người Dao đỏ ở đây sinh sống thành từng thôn, bản lớn, tập trung ở các huyện như: Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Sa Pa.
Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, dân tộc Dao vốn là tộc người có vốn văn hóa, nghệ thuật truyền thống độc đáo và phong phú, thể hiện qua các phong tục tập quán, sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng thờ cúng (như lễ cấp sắc của người Dao, nghề chạm bạc của người Dao, các lễ hội, lễ cúng,….), và nghề làm trống cũng là một nét văn hóa nổi bật của tộc người này.
Trống trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Dao có vị trí vô cùng quan trọng.Tuy nhiên, không phải ở vùng nào có người Dao sinh sống thì cũng làm được trống, cũng không phải người Dao nào cũng biết làm trống bởi đây là nghề rất đặc thù, đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật, kinh nghiệm và không dễ có thể học và làm.
Nghề làm trống lại phát triển mạnh mẽ và rõ rệt nhất ở dòng họ Dao đỏ ở Tả Phìn, Lào Cai, được xem là một nét văn hóa lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình.
Theo phong tục, mỗi gia đình người Dao nói chung là Dao đỏ ở Tả Phìn đều phải có một bộ trống và khèn (một bộ gồm một trống và một khèn) để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa vào những ngày lễ tết, ma chay, cưới hỏi…bởi họ quan niệm rằng, tiếng trống biểu thị cho tín hiệu tình cảm của con người đối với thần linh.
Nghề làm trống của người Dao đỏ ở Tả Phìn có gì độc đáo?
Cách làm trống của người Dao Đỏ khá cầu kỳ, tỉ mẩn.
Người Dao đỏ làm trống chủ yếu bằng phương pháp thủ công nhưng lại khá công phu.
Mặt trống được chọn lựa từ da bò, trâu, sơn dương nhưng phải có độ mỏng cần thiết, nếu da dày thì phải bào mỏng thêm mới có thể dùng được. Sau đó da được đem phơi nắng hoặc để gác bếp 10-15 ngày.
- Độc đáo nghề nấu đường thốt nốt của dân tộc Khmer An Giang
- Độc đáo sắc màu với lễ hội Kate của người chăm ở Ninh Thuận
- Độc đáo sắc màu thổ cẩm làng Teng huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
- Độc đáo tinh hoa nghề Việt qua làng nghề khảm trai nghìn tuổi Chuôn Ngọ
- Ghé thăm Đá voi Yang-tao (Đắk Lắk) nghe truyền thuyết về “hòn đá biết đi”
So với các loại trống của người Kinh, người Tày, trống của người Dao đỏ có kích thước nhỏ hơn với chiều cao của trống trung bình từ 15 – 20cm, tang trống được lấy từ gỗ mít đã bị rỗng, hoặc khoét thủng ruột, sau đó vót tròn, vót bóng xung quanh, làm sao cho tang mỏng, nhẹ nhưng vẫn bền và chắc, mặt trống được bưng bằng da thú hình tròn có đường kính 30 – 40 cm.
Thông thường, da mặt trống sẽ được giữ vào tang trống bằng cách đóng đinh chết vào, nhưng da mặt trống của người Dao đỏ được giữ vào tang trống bằng cách dùng các dây mây nhỏ đan chéo nhau níu lại tạo thành một dải liên kết được nêm chặt ôm lấy mặt trống.
Người thợ làm trống sẽ dùng nêm (các thanh gỗ nhỏ đã được vót đều) đóng chặt vào tang trống để kéo các sợi mây đan vào với nhau để cho da mặt trống căng ra mới có thể tạo ra âm thanh trầm bổng.
Đặc biệt, trống của người Dao đo còn có các thanh gỗ dăm găm tròn xung quanh tang trống trống như những cánh hoa nhỏ nhìn rất độc đáo và bắt mắt làng chài Bích Đầm.
Nghề làm trống của người Dao đỏ tuy không khó nhưng lại cần sự công phu và kỹ thuật, kinh nghiệm.
Bí quyết làm nên một cái trống tốt chính là giai đoạn “gia” và “cố”. Một chiếc trống chuẩn, khi đánh lên, người ở xa vẫn nghe tiếng âm vang, người ở gần không thấy chói tai, như vậy mới là một chiếc trống tốt. Một chiếc trống chuẩn là khi đánh trống lên, người đứng xa vẫn nghe thấy tiếng trống, còn người ở gần lại không bị chói tai.
Để làm được điều này ngoài kinh nghiệm người làm trống phải có được cái tay và cái tai tốt mới có thể thẩm âm được chiếc trống có âm vang trầm bổng cần thiết.
Vì là nghề cha truyền con nối nên những kỹ thuật quan trọng như chỉnh âm cho trống, thuộc mặt trống, làm thế nào cho âm thanh vang… thường là những bí quyết gia truyền.
Đặc biệt, kỹ năng nghe và thẩm định chất lượng âm thanh không thể truyền dạy bằng sách vở mà chỉ có thể nhờ kinh nghiệm và năng khiếu. Bởi vậy, ngoài đôi tay khéo léo, bản tính kiên nhẫn, cần cù thì người làm trống cần đôi tai tinh tế để nghe và chỉnh âm thanh của trống.
Ngày nay, trống của người Dao đỏ bản Tả Phìn không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng người Dao, gốm Phù lãng mà còn là vật dụng trang trí, một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu.
Người Dao đỏ thường dùng trống nêm cùng với thanh la, chũm chọe tạo thành một dàn nhạc gõ để phục vụ trong các lễ tết, hội hè và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng.
Trên đây là một vài thông tin hữu ích về nghề làm trống – một trong những nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của đồng bào dân tộc người Dao đỏ ở Tả Phìn, Sapa, Lào Cai.
Ngoài ra, người Dao đỏ ở đây còn lưu giữ và duy trì rất nhiều tín ngưỡng khác trong đời sống văn hóa tâm linh cũng như tập tục sinh hoạt hằng ngày, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới Quý độc giả trong những bài viết sau.
Đừng quên ghé xem chuyên trang gotrangtri.vn hàng ngày để đón đọc những bài viết hay về thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!
576 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn