Xu hướng của tương lai: không dùng tiền mặt?

NoiThatXhome.vn - Trong tương lai, giao dịch trực tuyến rõ ràng là một xu hướng tất yếu và sẽ thay thế dần vai trò của tiền mặt. Covid-19 tạo cú hích thay đổi thói quen không sử dụng tiền mặt của người dân.

NoiThatXhome.vn - Trong tương lai, giao dịch trực tuyến rõ ràng là một xu hướng tất yếu và sẽ thay thế dần vai trò của tiền mặt. Covid-19 tạo cú hích thay đổi thói quen không sử dụng tiền mặt của người dân.

Giao dịch trực tuyến chiếm ưu thế?

Xu hướng ngày càng có nhiều người hơn ra đường chỉ mang theo điện thoại, thẻ tín dụng và mang rất ít tiền mặt. Họ lí giải rằng vì nó gọn, tiện và an toàn.

Một số người yêu thích giao dịch trực tuyến vì các chương trình khuyến mãi, các dịch vụ tài chính và quản lý chi tiêu dễ dàng.

Nhìn xa hơn, với một nền kinh tế không/giảm tiền mặt có nghĩa là giảm đáng kể chi phí phát hành, lưu trữ, quản lý. The Economist, hàng năm chi phí để quản lý tiền mặt khoảng bằng 0,5% - 1% GDP.

Đồng thời tăng tính minh bạch của nền kinh tế, hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm, các hành vi tham nhũng, trốn thuế, …

Từ năm 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không tiền mặt trong giai đoạn 5 năm. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chọn ngày 16-6 hằng năm là “Ngày không tiền mặt”.

Ngân hàng nhà nước cũng có công văn yêu cầu các ngân hàng điều chỉnh giảm phí chuyển tiền cho khách hàng. Ước tính tổng số tiền các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 là khoảng 1.004 tỷ đồng.

Các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và công ty công nghệ đang chạy đua bắt kịp xu hướng bằng cách áp dụng các chương trình khuyến mãi, tặng quà cho người dùng khi mua hàng trả qua thẻ, quét mã QR hoặc dùng ví điện tử.

Theo Báo cáo của Visa, 71% người Việt Nam sử dụng giao dịch trực tuyến ít nhất 1 lần/tuần . Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán điện tử qua kênh mobile banking tăng lần lượt 198% và 210%, trong khi tỷ trọng giao dịch tại ATM giảm xuống còn 42% vào cuối năm 2019.

Thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công cũng có xu hướng chuyển dịch đáng kể. Khoảng 50 ngân hàng đã kết nối thanh toán điện tử với hải quan, thuế; hơn 90% tiền điện được đóng qua ngân hàng; một số bệnh viện cũng có lượng giao dịch viện phí không tiền mặt đến 35%.

Covid-19 cũng đã tạo một cú hích mạnh mẽ làm thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng và sử dụng tiền mặt của người Việt trong thời buổi “cách ly toàn xã hội”.

Theo Ngân hàng nhà nước, trong những tháng đầu năm 2020, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng hoạt động thanh toán lại có sự tăng trưởng đáng kể với hơn 21 % so với cùng kỳ năm trước.

Có thể thấy, tại Việt Nam đang đẩy mạnh hơn triển khai xây dựng hệ sinh thái không dùng tiền mặt (hay hệ sinh thái thanh toán điện tử). Ngành Ngân hàng đặt mục tiêu là phấn đấu đến cuối 2020 tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%, đến cuối năm 2025 ở mức dưới 8%.

Nhìn ra thế giới

Tại Hàn Quốc, đến nay chỉ còn khoảng 20% lượng giao dịch sử dụng tiền mặt. Hàn Quốc cũng dần có xu hướng quay lưng với tiền giấy khi hơn 50% trong số 1.600 chi nhánh ngân hàng của Hàn Quốc không còn chấp nhận việc gửi hoặc rút tiền mặt.

Trung quốc được đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển “không tiền mặt” cao nhất trên thế giới trong 5 năm qua. Lượng giao dịch thông qua di động lên tới 86%. Trung Quốc cũng dẫn đầu doanh thu toàn cầu từ mua sắm trực tuyến với giá trị thị trường dự kiến lên tới 1.000 tỷ USD vào năm 2020.

Lượng giao dịch qua thanh toán di động tại Ấn Độ cũng đạt 86% như Trung Quốc, dù cho tốc độ phát triển không nhanh bằng. Đặc biệt trong thời điểm dịch Covid 19 việc sử dụng ATM đã giảm khoảng 50%.

Thụy Điển là quốc gia ít sử dụng tiền mặt nhất Châu Âu, có tới 59% các giao dịch không dùng tiền mặt.

Tại nước Anh, có tới 47% người dân thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 1985, tiền mặt được sử dụng cho 87% các giao dịch nhưng đến năm 2019 chỉ còn 23%.

Ở những quốc gia khác, nhiều khả năng đó cũng sẽ là “một cái chết từ từ” của tiền mặt để có thể bắt kịp xu hướng tất yếu của thời đại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Câu chuyện của tương lai

Nếu tiền mặt đang bị đào thải thì sự ra đi của nó sẽ rất đáng kinh ngạc. Nhưng đó sẽ là một viễn cảnh lớn mà còn nhiều vấn đề hơn để giải quyết và suy ngẫm.

Thứ nhất là vấn đề về nhận thức và thói quen tiêu dùng đã ăn sâu vào đời sống người dân. Theo Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) năm 2019, gần 40% số dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng nhưng vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 98% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng. Dịch Covid 19 là một đòn bẩy tốt, tuy nhiên vẫn là chưa đủ để thay đổi cục diện.

Thứ hai là vấn đề hạ tầng cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt còn chưa tương xứng với tiềm năng. Các tổ chức tài chính như ngân hàng, trung gian thanh toán, ví điện tử … đều xây dựng hệ thống thiết bị thanh toán riêng, vừa lãng phí lại không tận dụng được hạ tầng chung. Các hình thức thanh toán mới như QR Code, sinh trắc học... bắt đầu phát triển nhưng chưa được quy hoạch, chưa phát triển đồng bộ.

Thứ ba là vấn đề về hành lang pháp lý. Nhà nước chưa tiến hành Luật hóa hay đưa ra các quy định cụ thể bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực thanh toán này, đặc biệt là trong xu thế ngày càng nhiều hơn các loại hình giao dịch trực tuyến mới ra đời như tiền ảo, tiền điện tử … khiến cho cơ chế hoạt động và bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia còn hạn chế.

Thứ tư là vấn đề về giải quyết khoảng cách cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, nhận thức dân trí giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đây có lẽ là một kế hoạch dài hơi hơn khi trước mắt cần thiết xây dựng và triển khai tốt Chiến lược Quốc gia về Tài chính toàn diện tại Việt Nam.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24