Xóa quy hoạch treo, trả lại đất cho nông dân sản xuất

Mấy năm qua, tỉnh Long An tập trung rà soát, thu hồi, xóa quy hoạch những dự án khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) không hiệu quả. Bên cạnh việc kêu gọi các nhà đầu tư mới có đủ năng lực, đối với một số khu vực dự án có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh đã trả lại đất cho người dân tiếp tục canh tác. Không còn tâm lý hoang mang, giờ đây người dân đã yên tâm cải tạo đất, thay đổi giống cây trồng, mang lại mầu xanh tươi mới trên những vùng đất từng bị bỏ hoang.

Mấy năm qua, tỉnh Long An tập trung rà soát, thu hồi, xóa quy hoạch những dự án khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) không hiệu quả. Bên cạnh việc kêu gọi các nhà đầu tư mới có đủ năng lực, đối với một số khu vực dự án có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh đã trả lại đất cho người dân tiếp tục canh tác. Không còn tâm lý hoang mang, giờ đây người dân đã yên tâm cải tạo đất, thay đổi giống cây trồng, mang lại mầu xanh tươi mới trên những vùng đất từng bị bỏ hoang.

Con đường liên ấp 1 và ấp 4, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa đang chuẩn bị được nâng cấp. Theo Chủ tịch UBND xã Mỹ Phú Võ Phú Nhuận, do đoạn đường khá dài (gần 3 km), số hộ dân sinh sống dọc con đường không nhiều cho nên xã sẽ tiến hành xây dựng theo nhiều giai đoạn. Công trình thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, và dù người dân phải đóng góp với số tiền không nhỏ nhưng mọi người đều rất đồng tình. Nguyên nhân chính khiến người dân phấn khởi chung tay với chính quyền xã làm mới con đường đó là do dự án sân gôn 296 ha ở đây đã được tỉnh xóa quy hoạch gần hai năm. Những ngày thấp thỏm, lo lắng không biết sắp tới sống ở đâu, làm nghề gì của hơn 300 hộ dân trong vùng quy hoạch dự án giờ đã tan biến. Từ đó, xã Mỹ Phú nhanh chóng đầu tư vào các công trình giao thông, thủy lợi, nạo vét kênh mương nhằm giúp người dân sản xuất nông nghiệp thuận lợi và hiệu quả hơn.

Không chỉ trồng lúa nếp, giờ đây nhiều hộ dân đã mạnh dạn phát triển chăn nuôi, chuyển đổi bằng nhiều giống cây trồng lâu năm. Ông Nguyễn Văn Ưa ở ấp 1, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa ngày nào cũng quanh quẩn chăm sóc gần 100 gốc mít Thái-lan trước nhà. Từ khi tỉnh xóa quy hoạch xây sân gôn ở nơi mình sinh sống, ông đã trồng nhiều giống cây lâu năm để phát triển kinh tế. Ông Ưa kể: "Lúc trước, khi biết nằm trong vùng quy hoạch, gia đình tôi lo lắm. Nhà xuống cấp cũng không dám sửa, ruộng vườn không dám đầu tư, chăm sóc mà chỉ sản xuất cầm chừng. Chỉ khi hay tin tỉnh xóa quy hoạch, gia đình tôi mới dám nghĩ đến chuyện trồng cây gì, nuôi con gì".

Cần Ðước cũng là một trong những huyện của tỉnh Long An có nhiều dự án treo bị thu hồi và xóa quy hoạch, trong đó có dự án CCN Long Ðịnh-Long Cang (nằm trong dự án KCN Thuận Ðạo mở rộng) với diện tích 461 ha do Công ty CP Ðồng Tâm làm chủ đầu tư. Từ khi có quy hoạch vào năm 2007, chủ đầu tư đã không triển khai dự án. Chính vì thế, ngày 21-6-2012, UBND tỉnh Long An có quyết định thu hồi, hủy bỏ chủ trương xây dựng dự án CCN này. Phó Chủ tịch UBND xã Long Ðịnh La Minh Triều cho biết, xã có ấp 4 và ấp 1 nằm trong dự án với diện tích 200 ha, ảnh hưởng gần 800 hộ dân. Người dân trong xã ban đầu rất đồng tình với chủ trương xây dựng CCN. Tuy nhiên, do dự án không được triển khai đã ảnh hưởng không nhỏ cuộc sống người dân trong vùng quy hoạch. Là vùng đất trồng lúa hai vụ với năng suất bình quân hơn năm tấn/ha, khi hay tin quy hoạch, nhiều hộ dân đã ngừng đầu tư vào ruộng đồng. "Có hộ thì cho người khác mướn, có người thì đi làm công nhân hay đi nơi khác làm ăn. Ðồng chí Triều cho biết: Ruộng không ai chăm sóc, cỏ mọc đầy, nhiều nơi trở thành ruộng hoang. Ðường, điện ở khu vực quy hoạch cũng không được đầu tư. Nhưng khi dự án bị xóa, lãnh đạo xã đã kịp thời tập trung đầu tư vào những vùng này nhằm khôi phục lại đất sản xuất nông nghiệp cũng như xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Những tuyến đường mới hình thành kéo theo điện thắp sáng đã đến được với từng hộ dân.

Ðón Tết Nguyên đán 2014, người dân ấp 1, xã Long Ðịnh có thêm niềm vui mới khi con đường xóm Cầu Quay qua ấp đã hoàn thành. Ông Ðinh Phước Sang, Trưởng ấp 1, xã Long Ðịnh phấn khởi nói: "Con đường này trước đây nhỏ lắm, ít người qua lại. Do nằm trong vùng quy hoạch CCN nên xã không đầu tư mở rộng. Tuy nhiên, khi dự án bị xóa, người dân trong khu vực đã kiến nghị với xã mở rộng con đường xóm Cầu Quay để bà con đi lại, sản xuất dễ dàng hơn". Sau nhiều tháng thi công, con đường đã hoàn thành trước Tết. Giờ đây, không chỉ có xe gắn máy mà xe tải 1,5 tấn và máy gặt đập liên hợp cũng đã lưu thông thoải mái trên con đường này. Có đường rộng, có kênh đào dẫn nước vào, nhiều hộ dân đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi chứ không chỉ đơn thuần trồng lúa như trước đây, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Có chung niềm vui với người dân Long Ðịnh, Long Cang, hơn 300 hộ dân ở xã Long Sơn, huyện Cần Ðước đã nhen nhóm hy vọng về một mùa bội thu sẽ đến trên vùng đất "chết" của mình. Trước đây, khi người dân ấp 3, ấp 5, xã Long Sơn thường trồng lúa một vụ, có hộ làm cả lúa thơm hai vụ. Nhưng do nằm cạnh sông Vàm Cỏ, khi có lũ, vùng đất này thường xuyên bị ngập lụt, gây khó khăn cho cuộc sống người dân. Trước tình hình đó, huyện Cần Ðước quyết định đắp con đê dài gần 7 km nhằm ngăn lũ và giữ nước ngọt để người dân tăng vụ sản xuất. Tuy nhiên, do công tác triển khai chưa đồng bộ, hợp lý, khi tuyến đê hoàn thành vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nước ngọt đâu chưa thấy, chỉ thấy dòng chảy khu vực trong đê không thoát ra được, dẫn đến 150 ha đất sản xuất bị phèn nặng. Rồi khi "làn sóng" xây dựng KCN tràn đến, vùng đất chết xã Long Sơn lại được quy hoạch để phát triển công nghiệp. Nhưng vì nhiều lý do các doanh nghiệp vẫn chưa đầu tư. Hàng trăm hộ dân bỗng dưng không sản xuất được trên mảnh đất của mình. Tuy nhiên, đến năm 2012, tỉnh có chủ trương xóa quy hoạch KCN tại vùng đất này, ngành nông nghiệp tỉnh cũng như chính quyền địa phương đã quyết định khôi phục lại vùng đất này để người dân có điều kiện sản xuất như trước đây.

Ông Nguyễn Văn Ưa ở xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa trồng mít sau khi dự án sân gôn bị xóa.

Gần một năm nay, ông Võ Văn Ruộng ở ấp 3, xã Long Sơn, huyện Cần Ðước không còn phải lên Ðồng Tháp Mười thuê đất trồng lúa mà đã về nhà cải tạo sáu công ruộng của mình ở vùng đất "chết". Ông Ruộng rất phấn khởi khi biết Nhà nước quyết định cải tạo vùng đất chết. Khi những kênh thủy lợi đầu tiên được hình thành, ông đã cùng gia đình đi phát hoang, xử lý đất để gieo sạ. Vụ đầu tiên tuy thất bại nhưng không vì thế mà ông nản lòng. Ông quyết tâm cải tạo đất, chọn giống lúa thích hợp để năng suất những vụ mùa tới cao hơn. Phó Chủ tịch UBND xã Long Sơn (huyện Cần Ðước) Bùi Thanh Sơn cho biết: Trong tháng 2 này, chính quyền xã cùng với bà con ở vùng đất chết sẽ tiến hành vệ sinh đồng ruộng nhằm khôi phục 150 ha đất sản xuất. Thời gian tới, xã sẽ kết hợp với khuyến nông huyện tìm ra những giống cây thích hợp vùng đất này nhằm giúp bà con sản xuất hiệu quả hơn.

Ðến nay, tỉnh Long An đã thu hồi 82 dự án với tổng diện tích 4.761 ha, trong đó xóa quy hoạch toàn bộ 20 dự án với tổng diện tích 1.888,6 ha. Sắp tới, tỉnh sẽ thu hồi thêm chín dự án, trong đó xóa quy hoạch toàn bộ ba dự án với tổng diện tích 353,6 ha. Riêng đối với đất thu hồi là đất sản xuất nông nghiệp, theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An Lê Minh Ðức, ngành sẽ tiếp tục đầu tư về thủy lợi cùng với phát triển nhiều mô hình sản xuất canh tác để người dân ở những vùng đất này có thể thu được lợi nhuận cao, nâng cao đời sống, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Với chủ trương đó, hy vọng những vùng đất nông nghiệp từ các dự án treo được thu hồi sẽ tiếp tục hồi sinh.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24