Theo báo cáo của APREA, các nền kinh tế lớn đang trải qua đợt suy thoái đầu tiên sau hơn một thập kỷ bởi những tác động mà đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, khối lượng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và REITs được tính toán sẽ giúp thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế trong khu vực.
Bên cạnh đó, nội dung của bản báo cáo cũng chỉ ra rằng đầu tư vào cơ sở hạ tầng là động lực mạnh mẽ mà chính phủ các nước nên áp dụng để thúc đẩy nền kinh tế. Nó thúc đẩy nhu cầu ngắn hạn, cũng như đặt nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Những khoản đầu tư này không chỉ tạo ra các hiệu ứng tích cực với nền kinh tế, mà nhìn chung, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể phát triển mạnh mẽ hơn thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững.
Nhiều quốc gia trong khu vực có mục tiêu tăng trưởng kinh tế để tăng cường chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và thoát khỏi tình trạng lao dốc như hiện tại. Ví dụ, Trung Quốc đã công bố kế hoạch phát triển “cơ sở hạ tầng mới”, với khoản ngân sách dự kiến lên tới 7 nghìn tỷ USD trong 5 đến 7 năm tới. Trong khi đó, chính phủ Ấn Độ gần đây cũng cam kết mở rộng chi tiêu vào đường ống cơ sở hạ tầng trị giá 1,5 nghìn tỷ USD. Tương tự, ở Đông Nam Á, rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng đang từng bước được phát triển và xây dựng, tiêu biểu như kế hoạch “Build!, Build!, Build!” của tổng thống Duterte tại Philippines.
Một nguyên nhân khác dẫn đến sự bùng nổ của cơ sở hạ tầng là khả năng hội nhập của các nền kinh tế trong khu vực, chẳng hạn như Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc hoặc việc Nhật Bản cải tổ các chiến lược nhằm hướng tới những chính sách mới để duy trì và thúc đẩy nền kinh tế.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực bất động sản, qua đó mở ra một kỷ nguyên mới đối với lĩnh vực này. Vì vậy, các nhà hoạch định và chuyên gia bất động sản cần phải xác định lại vị trí của lĩnh vực bất động sản đối với các quốc gia và nền kinh tế khác nhau.
Hiện tại, ở nhiều nơi tại châu Á và trên toàn cầu, hình thức làm việc đã thay đổi từ truyền thống sang trực tuyến. Ngoài ra, mọi người ngày càng có nhận thức rõ ràng về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và môi trường. Các quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) có thể là nền tảng cho quá trình chuyển đổi của lĩnh vực này, phân phối phần lớn lợi nhuận trở lại cho các nhà đầu tư để đẩy nhanh các thay đổi và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực bất động sản thương mại nhờ vào chuyên môn quản lý tài sản của họ.
Việc áp dụng REIT chắc chắn sẽ được duy trì đà tăng tốc, đặc biệt là tại những quốc gia đang phát triển. Thái Lan hiện đã có bốn dự án đang trong quá trình phát triển, trong khi Philippines cũng đã cho ra mắt REIT đầu tiên trong năm 2020. Đặc biệt, REIT phát triển mạnh mẽ tại Ấn Độ, quốc gia có dân số đông thứ hai trên thế giới.
REIT là chất xúc tác cho quá trình đô thị hóa bền vững. Với tư cách là một nguồn cung thay thế, REITs đang nổi lên như một công cụ quan trọng để phục hồi các nền kinh tế.
Thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành điểm nóng đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Bên cạnh đó, với khả năng kiểm soát đại dịch tốt, các hoạt động xây dựng tại đây cũng phát triển mạnh mẽ. Một khi thị trường bất động sản tại đây được mở rộng, nhu cầu về cơ sở hạ tầng sẽ tăng lên. Do đó, chính phủ các nước cần có những chiến lược rõ ràng để hướng đến một tương lai mới sau đại dịch Covid-19.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: