Năm 2020, lượng kiều hồi về Việt Nam vẫn đạt con số tích 17,2 tỷ USD. Con số này vượt ngoài dự đoán của của WB đưa ra vào tháng 11/2020 tại Báo cáo Di cư và Kiều hối với dự báo lượng kiều hối năm 2020 của Việt Nam sẽ giảm hơn 7% còn 15,7 tỷ USD - chiếm tỷ trọng 5,8% GDP.
COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam và nguy cơ lây nhiễm trở lại trên toàn cầu bởi biến chủng Delta, theo World Bank, sẽ không làm suy giảm lượng kiều hối về Việt Nam trong năm nay
Trong công bố báo cáo cập nhật dữ liệu kiều hối toàn cầu tháng 5/2021, tổ chức này đã điều chỉnh ước tính lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 lên 17,2 tỷ USD như nêu và xác nhận Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.
Trả lời câu hỏi của phóng viên khi chia sẻ tại kỳ điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 8/2021, chuyên gia của World Bank nhận định lượng kiều hối của Việt Nam năm nay có thể sẽ không suy giảm so với 2020. Và đại dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam hay nỗi lo biến chủng Delta đang gây khó khăn cho sự phục hồi kinh tế và nỗ lực kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp của nhiều quốc gia có lao động người Việt nước ngoài đang sinh sống, sẽ không tác động nhiều đến lượng kiều hối đổ về Việt Nam.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM, trong 6 tháng đầu năm 2021, lượng kiều hối đổ về Thành phố ước đạt 3,2 tỉ USD, tăng 22,34% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, kiều hối về TP HCM dự kiến trong nửa 6 tháng cuối năm được giới chuyên môn dự báo đạt gấp đôi, thậm chí hơn và có thể tăng trưởng vượt qua tỷ lệ đóng góp hơn 1/3 trên tổng lượng kiều hối của cả nước trong năm.
Tại cuối 2020, riêng kiều hối về TP HCM đạt 6,1 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục là địa phương dẫn đầu kiều hối trong cả nước. Cũng do đó, con số tích cực về kiều hối của TP nửa đầu năm tạo niềm tin vững chắc cho “thành tích” hút ngoại tệ sẽ vững vàng trong năm nay.
Cũng theo Phó Giám đốc Phụ trách NHNN TP HCM, dự báo trong năm nay, lượng kiều hối về Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt khoảng 6,5 tỉ USD. Như vậy, đến thời điểm này, lượng kiều hối đổ về Thành phố đã đạt khoảng 50% con số dự báo trên.
Một chuyên gia giữ nguyên quan điểm thông thường kiều hối ở các tháng cuối năm sẽ tăng mạnh hơn nửa đầu năm do người lao động có khoản tích lũy cả năm để gửi về quê nhà vào dịp Lễ tết. Cùng với đó, khó khăn của nhiều tỉnh thành, địa phương trong làn sóng COVID-19 thứ 4 vẫn đang kéo dài, cũng sẽ là nguyên nhân để người lao động ở xa gửi tiền về hỗ trợ cho gia đình, người thân.
6 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn giữ cán cân thanh toán tích cực nhưng cán cân thương mại đã chuyển sang thâm hụt (nguồn: World Bank)
“Tuy nhiên một yếu tố mới cần lưu ý là hiện đồng USD đang tăng giá và tiếp tục tăng lên mốc đỉnh mới, cao nhất trong vòng 9,5 tháng so với các đồng tiền đối tác chủ chốt bởi lo sợ virus biến thể Delta sẽ cản trở kinh tế thế giới hồi phục khi mà các ngân hàng trung ương bắt đầu đảo ngược chính sách tiền tệ, có thể khiến một số người trước đây có nhu cầu gửi USD về Việt Nam để đầu tư, sẽ có sự cân nhắc nhất định. Dù vậy, điều này vẫn sẽ không ảnh hưởng lớn đến dòng kiều hối về Việt Nam vào cuối năm”, chuyên gia lưu ý.
Việt Nam đang được đánh giá là có chính sách điều hành tiền tệ tích cực và đã hỗ trợ tốt cho nền kinh tế trong những tháng đầu năm 2021, theo World Bank. Trong đó, dữ liệu của World Bank ghi nhận dự trữ ngoại hối quốc gia có sự điều chỉnh giảm nhẹ vào quý 1 năm nay. Điều này tương đồng với quyết định trong chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam khi NHNN ban hành chính sách mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng ngay từ đầu 2021 nhằm giãn thu lượng hút ngoại tệ, tránh vi phạm thao túng tiền tệ được mô tả trong Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ trước Quốc hội về Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ trước đó.
Mới đây, việc Bộ Tài chính Mỹ đã cùng NHNN đạt được thỏa thuận để giải quyết những quan ngại của Bộ Tài chính về thực tiễn tiền tệ của Việt Nam, đã mở ra thuận lợi lớn cho Việt Nam trong mục tiêu bảo đảm sự vận hành tốt của thị trường tiền tệ và ngoại hối, thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tiếp tục cải thiện tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái theo thời gian.
Với lượng kiều hối tiếp tục dồi dào, như dự báo có cơ sở của World Bank là không sụt giảm, đây cũng sẽ là yếu tố hỗ trợ hiệu quả cho Việt Nam trong điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả.
Năm 2021, trên toàn cầu, World Bank dự báo với tác động đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp tục lan rộng, lượng kiều hối do người lao động nhập cư gửi về nước dự kiến sẽ giảm 14% so với mức trước đại dịch năm 2019.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: