Vụ nổ mìn làm nứt nhà dân đền 1.700 đồng: Tăng mức đền bù lên gấp 6 lần, dân vẫn bức xúc

Sáng 30/5, các ban ngành huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cùng đại diện gói thầu số 4, công ty giám định và tư vấn kỹ thuật Raco có buổi đối thoại với các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng do nổ mìn làm hầm dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tại buổi đối thoại lần này, mức giá đền bù thiệt hại đưa ra cao gấp 6 lần so với dự toán ban đầu.

Sáng 30/5, các ban ngành huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cùng đại diện gói thầu số 4, công ty giám định và tư vấn kỹ thuật Raco có buổi đối thoại với các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng do nổ mìn làm hầm dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tại buổi đối thoại lần này, mức giá đền bù thiệt hại đưa ra cao gấp 6 lần so với dự toán ban đầu.
Người dân phản ứng dữ dội trước mức giá đền bù được đơn vị thi công công khai Anh: Thanh Trần.
Người dân phản ứng dữ dội trước mức giá đền bù được đơn vị thi công công khai Anh: Thanh Trần.

Vẫn lo không đủ sửa nhà

93/110 hộ dân xóm Nam Sơn (thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, Duy Xuyên) đã có mặt từ rất sớm để xem mức giá đền bù công khai của đơn vị thi công đưa ra. Sau lần giám định vết nứt lần thứ hai của công ty giám định và tư vấn kỹ thuật Raco vào chiều 23/5, đơn vị thi công đã bổ sung khối lượng vết nứt, nâng tổng chi phí đền bù lên hơn 626 triệu đồng, tức gấp 6 lần so với mức dự toán ban đầu (98 triệu đồng). Hộ được đền bù thấp nhất là hơn 800 ngàn đồng, hộ cao nhất gần 17,5 triệu đồng. Trong đó, hộ ông Lưu Ba trước được dự toán đền bù gần 1.700 đồng nay nâng lên hơn 2 triệu đồng, còn lại các hộ khác nhận mức bồi thường trung bình từ 2 – 8 triệu đồng.

Giải thích về việc tăng mức đền bù lần này, ông Vũ Dũng, Giám đốc Ban điều hành Gói thầu số 4 dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi chi nhánh Cty sông Đà, xin lỗi người dân và nói: Mức giá đền bù quá thấp như trong dự toán trước đây khiến bà con bức xúc là do quá trình kiểm định không kỹ càng, sát sao cho nên không thấy được hoàn toàn khối lượng vết nứt. Qua đợt giám định lần thứ hai, căn cứ vào số liệu được đo đạc kỹ càng, sơ đồ rõ ràng, chúng tôi đã nâng mức đền bù cao lên rất nhiều để bà con có đủ kinh phí sửa chữa”.

Tuy nhiên, phần lớn người dân không đồng tình với mức đền bù hiện tại. Bà Nguyễn Thị Liền nói: “Nhà tui nứt đầy chỗ mà đền bù chưa được 4 triệu đồng, thì hỏi sửa chữa thế nào? Cứ cho là đủ để vá víu tạm thời, nhưng đến mùa mưa bão, nhà đã nứt sẵn từ trong kết cấu thì sớm muộn gì cũng sập, lúc đó ai chịu trách nhiệm?”. Nhiều hộ dân tỏ ra bức xúc, hụt hẫng vì cho rằng số tiền đền bù tăng lên rất ít so với thiệt hại của họ. “Một căn nhà làm ra là cả đời nông dân tích cóp, giờ bị nứt nẻ chi chít mà cứ đền năm ba triệu. Nếu họp mãi mà không đưa ra được mức giá thỏa đáng thì yêu cầu đơn vị thi công trực tiếp vào sửa nhà cho dân thật kiên cố như ban đầu, chúng tôi không cần nhận tiền nữa”, bà Đoàn Thị Chanh bức xúc.

“Vét” hết hạng mục để nâng giá đền bù

Tại buổi đối thoại, rất nhiều ý kiến của người dân thắc mắc vì sao trước đền một đằng, nay tăng một nẻo, có phải các đơn vị chức năng tùy tiện áp giá đền bù? Ông Nguyễn Văn Khánh, quyền Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Duy Xuyên, cho biết: “Dự toán đền bù mới này căn cứ vào biên bản giám định khối lượng các hạng mục thiệt hại; quyết định 1129/QĐ- BXD của Bộ xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng; định mức dự toán xây dựng công trình số 1776/2007/BXD–VP; nghị định số 32/2015/NĐ-CP hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quyết định số 957/2009/QĐ-BXD của Bộ xây dựng; giá vật liệu quý I/2015 của liên Sở Tài chính – Xây dựng; đơn giá nhân công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.

Ông Khánh cũng cho biết thêm, để người dân không chịu thiệt thòi, Phòng kinh tế hạ tầng đã “vét” hết các hạng mục công trình, dù là nhỏ nhất để đưa vào đơn giá, nhiều hạng mục trước đây không có trong danh sách như: lắp dựng, tháo dỡ giàn giáo; bốc xếp vận chuyển các loại phế thải; vận chuyển bằng gánh vác bộ 10m khởi điểm vận chuyển các loại phế thải; chi phí phát sinh… “Dù là hạng mục nhỏ, nhưng khi tiến hành sửa chữa bà con đều phải thuê mướn rất tốn kém. Qua phản ứng của người dân và sự thống nhất của các đơn vị chức năng, chúng tôi đã yêu cầu đơn vị thi công phải đưa thêm các hạng mục này vào, tính giá cả phù hợp để nâng mức đền bù cho dân”, ông Khánh nói.

Kết thúc buổi đối thoại, đơn vị thi công và các hộ dân vẫn không tìm được tiếng nói chung. Người dân một mực không chấp nhận mức đền bù. Trước tình hình trên, ông Phan Xuân Cảnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên yêu cầu đơn vị thi công phải ra quyết định đền bù, có dấu xác nhận của công ty gửi tới từng hộ dân, bà con có thể căn cứ vào đó để khởi kiện lên cấp trên nếu không thỏa đáng. Đồng thời, ngày 3/6 tới đây, đơn vị thi công phải chi trả tiền đền bù cho các hộ dân, những hộ nào đồng ý thì sẽ ký nhận để tu sửa nhà trước mùa mưa bão.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24