Theo Nghị định 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và các công ty liên kết không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng trong khi tổng sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2021, VPBank cho biết đang có kế hoạch phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược vào cuối năm nay. Ngân hàng có thể sử dụng cổ phiếu quỹ hiện tại kết hợp phát hành cổ phiếu mới để phát hành riêng lẻ cho đối tác nước ngoài.
Động thái thiết lập lại tỷ lệ sở hữu nước ngoài của ngân hàng diễn ra sau khi VPBank công bố ý định tìm kiếm đối tác chiến lược. Vào tháng 5 năm 2020, Hội đồng quản trị VPBank đã xin ý kiến cổ đông chấp thuận hạ tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 22,77% xuống 15%.
Dragon Capital gần đây đã tăng tỷ lệ sở hữu tại VPBank lên 5,12% và trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất của ngân hàng tại thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, các quỹ liên kết của Dragon Capital đã mua 3,15 triệu cổ phiếu VPB của VPBank. Trong số này, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) mua nhiều nhất với 1,5 triệu cổ phiếu, DC Development Markets Strategies Pcl. đã mua 600.000 cổ phiếu, CTBC Vietnam Equity Fund và Norges Bank mua 500.000 cổ phiếu và quỹ Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust mua 50.000 cổ phiếu.
Cách đây vài tuần, tập đoàn tài chính Nhật Bản Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) đã mua lại 49% cổ phần, tương đương 1,4 tỷ USD của FE Credit – công ty con trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng của VPBank.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: