Bạn đang lên kế hoạch xây dựng một ngôi nhà mới nhưng lại quá đau đầu không biết nên làm sao để giảm chi phí đến mức tối thiểu. Và băn khoăn rằng làm thế nào để vừa hoàn thành được nhà với giá rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng cao? Chắc chắn, để hoàn thiện nhà vẫn sẽ cần 1 khoản không nhỏ, điều quan trọng là bạn biết tính toán chi tiêu. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ mách nhỏ cho bạn đọc những tuyệt chiêu xây nhà tiết kiệm chi phí để bạn thực hiện dự định của mình nhé.

Mua đất, chọn khu vực đất xây nhà

Ở nông thôn thì đa số mọi người đều xây nhà từ đất mà cha mẹ để lại, chia cho. Một vài trường hợp đặc biệt có sẵn tiền muốn đến nơi khác sinh sống, lập nghiệp hoặc người thành phố muốn mua đất thì bạn cần lựa chọn thật kỹ càng. Nơi đây sẽ là nơi bạn dành nhiều thời gian sinh sống và xác định ở lâu dài, yếu tố thuận tiện và giá cả hợp lý được ưu tiên hàng đầu.

Lựa chọn khu đất có tiềm năng phát triển về lâu dài và thuận tiện khi xây dựng

Lựa chọn khu đất có tiềm năng phát triển về lâu dài và thuận tiện khi xây dựng

Ưu tiên chọn những khu vực có tiềm năng phát triển trong tương lai và về lâu dài vẫn giữ được giá là tốt nhất. Nếu là khu vực trống, không nhà cũ thì nên là nền đất tốt, vuông vức, bằng phẳng để giảm bớt đi khoản chi phí san lấp, đào xới khi làm móng nhà. Xây nhà tiết kiệm chi phí là điều ai cũng muốn, tuy nhiên những nơi tiện nghi và có tiềm năng phát triển thì bạn cũng cần chấp nhận giá đất sẽ hơi cao một chút. Xác định đây sẽ là khoản đầu tư về lâu dài cũng vẫn là một lựa chọn tốt. Tuyệt đối không tham rẻ, mua đất không giấy tờ pháp lý sẽ rất phức tạp khi tranh chấp xảy ra.

Định hướng phong cách xây và kiểu thiết kế

Trước khi bắt tay vào thực thi công trình thì xác định bước định hướng là rất quan trọng. Đây sẽ là thời gian bạn tìm kiếm ý tưởng xây dựng, thiết kế theo mong muốn, thay đổi theo diện tích đất, số chi phí bạn có thể bỏ ra để làm phần thô và cân nhắc những vấn đề khác. Nhà là nơi để ở và để về mỗi ngày nên việc thực hiện dựa theo sự yêu thích và mong muốn của bạn càng làm tăng thêm giá trị của ngôi nhà, bạn sẽ cảm thấy gắn bó và yêu chúng hơn rất nhiều đấy.

Chọn phong cách thiết kế phần thô cho nhà

Chọn phong cách thiết kế phần thô cho nhà

Thiết kế theo kiểu đơn giản hay hiện đại, cổ điển hay truyền thống,... cũng là điểm bạn cần chú ý. Các phong cách thiết kế nhà, các kênh review, giới thiệu nhà đẹp hiện nay trên mạng có rất nhiều. Trên các kênh thông tin, khi họ đã đưa lên để mọi người cùng chiêm ngưỡng thì chắc hẳn phải là người có gu thẩm mỹ cực kỳ tốt hoặc kiến trúc sư thiết kế để phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu bạn chưa định hình được gu mà bạn mong muốn thì bạn có thể tìm kiếm ý tưởng và tham khảo thông qua các kênh tìm kiếm như vậy.

Chọn vật tư xây dựng và đơn vị cung cấp vật liệu

Thường thì vật tư xây dựng như cát, sắt, si măng, gạch,...sẽ là những sản phẩm có giá không cố định. Tùy vào nơi cung cấp sẽ có giá đắt hoặc rẻ hơn, tuy nhiên nó cũng không quá nhiều. Tuy nhiên điểm bạn cần quan tâm là thời gian mua vật liệu xây dựng, có những thời điểm giá thành sản phẩm lên cực cao và bạn sẽ bị đội chi phí xây dựng lên rất nhiều nếu không tính toán kỹ. Tốt nhất là hãy mua theo đúng dự trù ngân sách, có thể đặt hàng sẵn với nơi mua để họ giữ hàng cho bạn.

Chọn nơi cung cấp vật tư an toàn, chất lượng, giá rẻ khi xây nhà tiết kiệm chi phí

Chọn nơi cung cấp vật tư an toàn, chất lượng, giá rẻ khi xây nhà tiết kiệm chi phí

Hãy chọn những nơi cung cấp vật tư thực sự uy tín và chất lượng tốt để nhập vật tư. Hoặc nếu không bạn có thể ủy quyền trực tiếp và sử dụng kiểu gói dịch vụ của bên nhận thầu xây dựng, họ sẽ có trách nghiệm đảm bảo chất lượng cho bạn. Trong trường hợp này bạn hãy sử dụng hợp đồng và các điều khoản để làm ràng buộc cho cả hai bên.

Xác định xu hướng nội thất sau xây dựng thô

Một ngôi nhà đã hoàn hảo về phần thô và bắt đầu đi vào thiết kế nội thất chi tiết cũng sẽ là phần không kém đau đầu cho các gia chủ. Vậy làm sao để vừa xây nhà tiết kiệm chi phí nhưng lại phải hợp mắt, hợp gu nội thất cá nhân? Đầu tiên bạn có thể tính đến những đồ nội thất ưu tiên, những đồ cơ bản và những đồ mua thêm.

Ưu tiên mua sắm những đồ nội thất cơ bản và cần thiết trước

Ưu tiên mua sắm những đồ nội thất cơ bản và cần thiết trước

Theo trình tự này bạn có thể cân nhắc lựa chọn phù hợp với khoản chi phí sẵn sàng bỏ ra cho nội thất. Mua từ những đồ cơ bản và cần dùng trước rồi sau đó mới tính đến những vật phẩm phụ. Tránh trường hợp mua quá nhiều về mà cái cần dùng lại không có, cái có thì lại chưa cần dùng ngay. Ví dụ những đồ cơ bản như: giường, tủ đồ, đồ bếp, đồ nội thất cho khu vệ sinh,...

Phân chia các khoản tiền và chi tiêu hợp lý

Đây tưởng chừng như là một phần khá đơn giản vì hầu hết mọi người khi quyết định xây nhà đều có những suy tính trước và có một số tiền nhất định. Tuy nhiên không mấy ai chú ý đến việc phân bổ và sử dụng nguồn tiền như thế nào mới là hợp lý. Điều đó dẫn đến việc lạm dụng quá nhiều và thiếu hụt tiền cho những khoản sau cùng.

Phân bổ nguồn tiền cho các khoản chi hợp lý, thông minh và thực tiễn

Phân bổ nguồn tiền cho các khoản chi hợp lý, thông minh và thực tiễn

Để có thể xây nhà tiết kiệm chi phí, nên chia ra làm 3 loại chi phí bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí nội thất và chi phí dự phòng phát sinh. Trong 3 hạng mục này hãy tiếp tục chia nhỏ thêm ra để phù hợp với những hạng mục và số tiền chi cho từng việc. Để làm được điều này thì gia chủ cũng cần khảo sát thực tế thị trường giá cả. Tuyệt đối không ước lượng dựa trên giả định hay quá xa vời với thị trường hay dự tính ảo. Khoản dự phòng sẽ là khoản chi cho những phát sinh nhỏ, ngoài ý muốn để bạn nhanh chóng xử lý được tình huống khẩn cấp. Không để những phát sinh này ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

Xây dựng một công trình với mức chi phí thấp nhất nhưng vẫn ưng ý và trong tầm kiểm soát mọi thứ vẫn là điều ai bắt tay vào xây dựng cũng mong muốn. Trên đây là một số mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng để lên kế hoạch xây nhà tiết kiệm chi phí. Tùy vào từng người và từng thiết kế thì mức chi phí bỏ ra sẽ là khác nhau, vậy nên một con số tiết kiệm là bao nhiêu sẽ rất khó nói. Quan trọng nhất vẫn là sự an toàn, yên tâm và sự yêu thích của bạn đối với ngôi nhà mà bạn xác định gắn bó.