Tránh ách tắc trong cấp phép xây dựng, tạm thực hiện quy định cũ?

Nghị định 64 ngày 4-9-2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng (CPXD) theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 20-10, nhưng hàng trăm hồ sơ đang bị ách tắc. Hầu hết các hồ sơ đều không đáp ứng điều kiện để được CPXD theo quy định mới. Ngày 31-10, Sở Xây dựng TPHCM kiến nghị UBND TPHCM tiếp tục CPXD trong khi chờ chỉ đạo của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Nghị định 64 ngày 4-9-2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng (CPXD) theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 20-10, nhưng hàng trăm hồ sơ đang bị ách tắc. Hầu hết các hồ sơ đều không đáp ứng điều kiện để được CPXD theo quy định mới. Ngày 31-10, Sở Xây dựng TPHCM kiến nghị UBND TPHCM tiếp tục CPXD trong khi chờ chỉ đạo của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Cấp phép xây dựng theo quy định mới ách tắc vì TPHCM chưa có quy hoạch chi tiết 1/500. Ảnh: Huy Anh

Mỗi nơi một kiểu

Ghi nhận thực tế tại một số quận huyện cho thấy có nơi đã ngưng nhận hồ sơ xin CPXD vì có nhận cũng không thể CPXD theo quy định mới. Có nơi vẫn thực hiện theo quy định cũ để CPXD. Một số quận-huyện, kể cả Sở Xây dựng TPHCM, vẫn tổ chức tiếp nhận hồ sơ nhưng không thể giải quyết CPXD được vì thiếu biểu mẫu.

“Bộ Xây dựng chưa có hướng dẫn về mẫu đơn và giấy phép xây dựng để thực hiện nên chủ đầu tư (CĐT) không thể nộp hồ sơ xin CPXD. Hơn nữa, nếu cơ quan CPXD có nhận thì cũng không có mẫu để cấp. Trong khi đó, nếu vẫn sử dụng mẫu cũ thì trái quy định của pháp luật. Việc này đã gây ách tắc từ khâu nhận hồ sơ đến khâu CPXD”- đại diện Sở Xây dựng cho biết.

Chính vì thế trong khi chờ đợi hướng dẫn của Bộ Xây dựng (ngày 11-10, UBND TPHCM đã có công văn báo cáo và kiến nghị một số nội dung gửi Chính phủ và Bộ Xây dựng nhằm đảm bảo triển khai CPXD trên địa bàn TP nhưng đến nay vẫn chưa được phản hồi - PV), Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND TP một số nội dung để công tác CPXD không bị ngưng trệ cũng như không ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng hợp pháp của người dân.

Cụ thể, đối với nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu, cho phép tiếp tục áp dụng theo QĐ 135 và QĐ 45 của UBND TP quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu tại TPHCM để CPXD đối với diện tích nhà, đất phù hợp với quy hoạch. Những công trình còn lại nằm trong khu vực chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 thì căn cứ vào các loại giấy phép quy hoạch, chứng chỉ quy hoạch và các thông tin về chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để CPXD. Đối với các trường hợp thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 đủ điều kiện để CPXD theo NĐ 64/CP thì cho phép được tiếp tục sử dụng mẫu đơn và giấy phép xây dựng được ban hành kèm theo NĐ 12 của Chính phủ để giải quyết. Riêng mẫu giấy phép xây dựng phải bổ sung đầy đủ theo nội dung quy định của NĐ 64.

Nhằm xử lý chuyển tiếp những hồ sơ đã nộp trước ngày 20-10, Sở Xây dựng kiến nghị áp dụng theo QĐ 68 về CPXD trước đây của UBND TP để tiếp tục giải quyết cho người dân. “Các nội dung trên sẽ được thực hiện cho đến khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ hoặc hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Các nội dung khác vẫn thực hiện theo quy định tại NĐ 64” - Sở Xây dựng đề nghị.

Cho phép xây dựng tạm 3 tầng trong khu quy hoạch “treo”

Trước khi có NĐ 64, UBND TP đã chấp thuận chủ trương cho sửa đổi QĐ 68 về CPXD của TP theo hướng nhà ở trong phạm vi lộ giới, hẻm giới nhưng chưa có kế hoạch thực hiện thì được xây dựng tạm. Trong quá trình TP đang hoàn chỉnh và ban hành thì Chính phủ ban hành NĐ 64. Trong đó, NĐ 64 quy định chỉ có đối tượng nhà ở thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 nhưng chưa có quyết định thu hồi đất mới được CPXD tạm. Trong khi chờ ý kiến của Chính phủ, Sở Xây dựng cũng đã kiến nghị UBND TP thực hiện việc CPXD tạm cho người dân có nhà, đất trong khu vực không phù hợp quy hoạch.

Cụ thể, đối với trường hợp hiện trạng là đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư nhưng chưa có quyết định thu hồi đất để thực hiện quy hoạch, sở kiến nghị giao cho UBND quận-huyện và tổ công tác liên ngành rà soát để xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế làm cơ sở cấp giấy chứng nhận nhà, đất; chuyển mục đích sử dụng đất và CPXD theo quy định. Trường hợp không thể điều chỉnh quy hoạch: nhà ở xây dựng trước ngày 1-7-2004 (Luật Đất đai có hiệu lực - PV) thì cho phép cấp giấy phép xây dựng tạm với quy mô không quá 3 tầng. CĐT phải cam kết tháo dỡ và không yêu cầu bồi thường khi quy hoạch được thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng chế và chịu toàn bộ chi phí tháo dỡ.

Đối với trường hợp nhà ở được xây dựng sau ngày quy hoạch được duyệt và công bố thì chỉ được sửa chữa, cải tạo nhưng không làm thay đổi quy mô, diện tích xây dựng căn nhà. Còn trường hợp đất nông nghiệp khác (đã có nhà ở trong khuôn viên khu đất) thuộc khu vực không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng có quyết định thu hồi đất mà người dân có nhu cầu xây dựng nhà ở trong khuôn viên khu đất đó để người thân trong gia đình ra ở riêng, phù hợp với quy định tách thửa của TP thì được CPXD tạm với quy mô không quá 3 tầng.

Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc lộ giới đường, hẻm “treo”, Sở Xây dựng cũng kiến nghị phần hiện trạng nhà ở thuộc quy hoạch lộ giới được xây dựng trước ngày quy hoạch được phê duyệt và công bố thì được xét CPXD tạm theo hiện trạng nhà cũ hoặc tối đa không quá 3 tầng và được tồn tại cho đến khi cơ quan nhà nước ban hàng quyết định thu hồi đất để thực hiện quy hoạch. Đối với nhà trong hẻm (có lộ giới từ 12m trở xuống) phải đảm bảo quy định lộ giới cho các loại hẻm. Trường hợp nhà ở được xây dựng sau ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và công bố lộ giới thì chỉ được phép sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24