Mục đích việc điều chỉnh quy hoạch nhằm đảm bảo gắn kết với chủ trương, định hướng của lãnh đạo Thành phố về quy hoạch phát triển đô thị sáng tạo phía Đông Thành phố.
Để giải quyết khiếu nại của người dân, UBND Thành phố cũng chấp thuận điều chỉnh đồ án quy hoạch khu này (khu vực có diện tích khoảng 8ha) từ chức năng quy hoạch đất hỗn hợp sang chức năng đất dân cư hiện hữu kết hợp chỉnh trang.
Vào trung tuần tháng 9/2018, UBND Thành phố cũng đã chấp thuận điều chỉnh quy hoạch các khu giáo dục đào tạo đại học tập trung trên địa bàn Thành phố với cơ cấu sử dụng đất phù hợp, nhu cầu thực hiện theo hướng xã hội hóa.
Đồng thời áp dụng các cơ chế, chính sách hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhằm chấm dứt tình trạng chậm triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân trong khu vực quy hoạch.
Vào đầu năm 2011, UBND thành phố đã duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất và giao thông) Khu giáo dục đào tạo đại học tại phường Long Phước, quận 9 với diện tích 172,92 ha.
Khu quy hoạch có vị trí phía Đông giáp đường Long Phước, phía Tây giáp sông Tắc, phía Nam giáp tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, phía Bắc giáp khu phức hợp và dự án tái định cư trường Đại học Kinh tế.
Vị trí quy hoạch (vòng tròn đỏ-G2) Khu giáo dục đào tạo đại học Long Phước trong quy hoạch phát triển Đô thị Sáng tạo TP.HCM
Theo quy hoạch, sẽ hình thành 6 khu trường đại học và 1 khu chức năng đô thị: Khu số 1: dự kiến là Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, có quy mô 50 ha. Khu số 2: dự kiến là Trường Đào tạo cán bộ ngành giáo dục thành phố quy mô 5 ha. Khu số 3: dự kiến là Trường Đại học TP.HCM, quy mô khoảng 29,96 ha. Khu số 4: dự kiến là Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, quy mô 13,69 ha. Khu số 5: dự kiến là Trường Đại học Tài chính Marketing, quy mô 19,51 ha. Khu số 6: dự kiến là Trường Đại học Tài chính Hải quan, quy mô 16,48 ha. Khu số 7: khu ký túc xá, công vụ phục vụ cụm đại học, quy mô 17,0514 ha.
Theo đó, đất khu hiệu bộ - hành chính - quản lý chung có mật độ xây dựng 30 - 35%; Tầng cao 2 - 4 tầng; Hệ số sử dụng đất 0,7 - 1,2 lần. Đất khu học tập bao gồm các khoa, lớp học, thí nghiệm thực hành, giảng đường chung, liên khoa, nhà ăn, căn tin, thư viện (nhỏ): Mật độ xây dựng 30-35%; Tầng cao 2 - 6 tầng; Hệ số sử dụng đất 0,7 - 1,8 lần.
Đất khu các trung tâm bao gồm các trung tâm hội nghị, hội thảo, trung tâm thư viện, lưu trữ, dữ liệu (thư viện điện tử), các toà nhà thông minh, văn phòng: Mật độ xây dựng 30 - 35%; Tầng cao 2 - 6 tầng; Hệ số sử dụng đất 0,7 - 1,8 lần.
Đất cơ sở nghiên cứu khoa học, bao gồm các phòng thí nghiệm chuyên đề, cơ sở thực hành thí nghiệm, dịch vụ khoa học công nghệ và chuyển giao: Mật độ xây dựng 30 - 35%; Tầng cao 2 - 6 tầng; Hệ số sử dụng đất 0,7 - 1,8 lần.
Về giao thông quy hoạch: Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (lộ giới quy hoạch 120m), tuyến đường hiện hữu Long Phước, bố trí các tuyến giao thông khu vực chủ đạo nối kết vào các trường đại học của khu vực. Đồng thời kết nối với các khu chức năng đô thị khác xung quanh.
Khu vực giáo dục – đào tạo trong quy hoạch phát triển Đô thị sáng tạo Khu vực giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, bao gồm: Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (với các trường thành viên: Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đai học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Kinh tế - Luật, Viện Môi trường và Tài nguyên, Viện Đào tạo quốc tế, Viện John von Neumann, Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu …) và các đại học khác trong khu vực (Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Nông Lâm, Đại học Fulbright… |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: