Việc xây dựng nhà để chống bão không hề đơn giản như các loại mẫu nhà dân dụng khác. Có lẽ là do loại nhà này không chỉ xem xét kết cấu móng mà còn phân tích đến điều kiện của thời tiết để đưa ra giải pháp phù hợp. Vậy bài viết sau đây, BATDONGSANEXPRESS.VN sẽ cung cấp cho các bạn một số giải pháp xây dựng nhà chống bão hiệu quả mà bạn có thể tham khảo!
Nguyên tắc khi thiết kế nhà chống bão
Nguyên tắc khi thiết kế nhà chống bão
Tìm kiếm một mặt bằng thích hợp
Bạn nên lựa chọn mặt bằng thích hợp trước khi xây dựng nhà chống bão, chọn những nơi khuất gió và tránh xây dựng nơi trống trải hoặc có hướng gió biển, hồ lớn.
Nếu như bạn không thể chọn được những vị trí trên thì có thể trồng thêm cây để cản bớt tác động trực tiếp của gió vào nhà. Bên cạnh đó, nếu như cây quá lớn thì cần tỉa bớt cành đi để tránh trường hợp bão lớn làm cây đổ.
Chú trọng về kiến trúc ngôi nhà
- Bạn nên bố trí nhà thành cụm, so le nhau và không được xây thẳng thành vì việc này dễ tạo thành luồng gió xoáy hoặc túi gió.
- Nên thiết kế mẫu nhà dạng hình chữ nhất, không được quá dài.
- Những vùng hay xảy ra mưa bão mạnh thì nên tránh thiết kế nhà chữ U hay chữ T.
- Nếu như không sử dụng biện pháp gia cố thì không nên xây tường nhà quá cao.
Giải pháp xây dựng nhà chống bão cực kỳ hiệu quả
Phần kết cấu ngôi nhà
Phần kết cấu ngôi nhà chống bão
Về phần kết cấu ngôi nhà thì cần có sơ đồ mặt bằng chi tiết, rõ ràng. Những phần kết cấu ấy sẽ được tạo thành một tổng thể kiến trúc tốt theo 3 phương, giúp giảm được khả năng chống xoắn cho cả công trình.
Mọi bộ phận của ngôi nhà được neo giữ tại điểm kiên cố và chịu được sức gió mạnh. Bên cạnh đó, phải thiết kế hệ thống giằng nhằm liên kết các phần kết cấu với nhau vững chắc. Việc này sẽ tạo được một khối liên tục, chống xô đổ, chống trượt cho nhà.
Phần mái
Phần mái cho nhà tránh bão
Phần mái nên chọn độ dốc sao cho hợp lý, khoảng 30 độ là chuẩn nhất. Nếu như mái che có độ dốc từ 5 đến 10 độ sẽ rất dễ bị tốc mái bởi tiết diện cản gió thấp.
Nên thiết kế thêm diềm để tránh sự tác động của luồng gió lên trên phần mái. Những ngôi nhà có mái hiện thì nên sử dụng vật liệu bằng bê tông cốt thép để thi công.
Trường hợp những ngôi là thấp tầng, thì những vật liệu xây dựng có kết cấu nhẹ như: tôn xi măng, ngói, phên nứa, tre,..sẽ rất dễ bị ảnh bởi gió bão. Chúng tôi khuyên các bạn nên chèn vữa xi măng, xây bờ chảy, đè giữ bằng bao cát để tránh rủi ro có thể xảy ra.
Phần lõi
Để thiết kế được một ngôi nhà chống bão thì bạn nên chọn một khu vực nào đó để có thể lãm lõi cứng. Lõi cứng sẽ được bao quanh bởi xi măng, cốt thép, cát,..với bề dày là 22cm.
Khu vực này đảm nhận vị trí kiên cố giúp giữ các kết cấu khác của ngôi nhà. Ngoài ra, nơi này còn được xem là nơi trú ẩn an toàn, lưu trữ tài sản khi cần thiết.
Phần móng
Đối với phần móng của nhà chống bão thì cần phải bền, đủ để có thể neo giữ kết cấu căn nhà. Thường thì người ta sẽ dùng bê tông cốt thép để làm móng cho căn nhà, hoặc là bố trí móng neo bằng thép để neo chân các cột lại với nhau.
Xây nhà chống bão đúng chuẩn giúp làm tăng giá trị ngôi nhà
Việc xây dựng nhà tránh bão không hề đơn giản, vì thế nếu như bạn áp dụng được các giải pháp này trong thực tế thì bạn sẽ sở hữu một dự án căn hộ đúng chuẩn an toàn. Điều này cũng giúp tăng thêm giá trị của ngôi nhà khi sau này bạn có nhu cầu mua bán.
Tham khảo một số mô hình nhà chống bão an toàn
Loại nhà kê nền - đảm bảo an toàn khi có lũ
Loại nhà kê nền - mô hình nhà chống bão
Loại nhà này bao gồm hai loại đó là: nhà kê nền cao và nhà kê nền thấp. Nhà kê nền thấp được thiết kế sàn nhà kê lên cột cách mặt đất khoảng 500mm. Độ cao này đủ để bảo đảm nước lũ và các vật dụng bị cuốn theo có thể chảy khoảng trống bên dưới sàn.
Còn loại nhà kê nền cao thì nền nhà sẽ được nâng lên cách mực nước khoảng 3m. Khi mà không có nước lũ thì người dân có thể liếp che đi tầng 1 để sinh hoạt. Trường hợp có lũ thì tầng 2 được sử dụng là nơi tránh lũ của người dân.
Nhà phao - mô hình đơn giản mới giá thành rẻ
Nhà phao - mô hình đơn giản với giá thành rẻ
Nhà phao cũng gồm hai loại: nhà phao gắn liền nhà xây và nhà phao biệt lập. Trong đó, các thùng phuy được sử dụng làm phao.
Hai mô hình này đều áp dụng cho khu vực có mức nước lũ cao với biên độ từ 4 đến 14m và ngâm lâu từ 5 - 10 ngày, đặc biệt là không có dòng chảy xiết.
Mô hình nhà phao có kết cấu cực kỳ đơn giản, giá thành rẻ, thích hợp dành cho những khu vực thường xuyên có lũ. Bên cạnh đó, các thùng phuy được liên kết với sàn để tránh việc nổi lên, hạ xuống theo mực nước lũ.
>>>> Xem thêm dự án bất động sản tại EXPRESS!
Câu hỏi thường gặp khi xây nhà chống bão
Như vậy, việc thiết kế nhà chống bão không hề đơn giản và rất cần sự tính toán chi tiết để có thể hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Qua bài viết trên, chúng tôi mong sẽ mang đến cho các bạn những giải pháp xây dựng hiệu quả. Và đừng quên xem các tin tức thị trường bất động sản mà EXPRESS cung cấp nhé!