Tiêu chí nào cho đô thị xanh?

Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để đưa ra những tiêu chí cụ thể cho một đô thị xanh phù hợp với VN nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí cơ bản của thế giới. DĐDN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS.KTS Đỗ Tú Lan - Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng xung quanh vấn đề này.

Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để đưa ra những tiêu chí cụ thể cho một đô thị xanh phù hợp với VN nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí cơ bản của thế giới. DĐDN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS.KTS Đỗ Tú Lan - Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng xung quanh vấn đề này.

Bà Lan cho biết, trên thế giới các nước phát triển đều có những tiêu chí cơ bản cho đô thị xanh, chẳng hạn: Đức có 8 tiêu chí, Mỹ có 10 tiêu chí, Hàn Quốc có 6 tiêu chí... nhưng đều đảm các yếu tố như: quản trị môi trường, chất lượng không khí, nước, sử dụng đất và rác thải, giao thông vận tải, toà nhà, năng lượng, Co2... Đô thị xanh của VN theo tiêu chí mới không chỉ là xanh cây, xanh nước... nhưng lại lãng phí về đất đai, mật độ xây dựng thấp, sử dụng quỹ đất nhiều...

- Phát triển đô thị xanh nhưng phải tiết kiệm đất đai - bài toán này có quá khó đối với chúng ta hiện nay không, thưa bà ?

Tới tháng 6/2012, mạng lưới đô thị VN đã có 760 đô thị, hằng năm đóng góp 70% GDP. Các đô thị đang sử dụng khối lượng lớn các nguồn năng lượng như; điện,than, nước sạch... cho các hoạt động phục vụ phát triển kinh tế xã hội và dịch vụ. Nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm thiểu các chi phí đầu tư vận hành là rất cần thiết. Ví dụ, việc tiêu thụ năng lượng tại TP HCM, mỗi năm TP phải trích từ 14-15% GDP để dành cho nhu cầu về năng lượng. Theo như đánh giá của các nhà khoa học, tiềm năng cắt giảm cho nhu cầu này có từ 10 - 40% là có khả năng, tuy nhiên việc cắt giảm đòi hỏi tăng chi phí ban đầu tăng lên khoảng từ 30 - 40%, trong khi đó VN là nước nghèo, các nguồn lực đầu tư thấp. Do vậy, đây chính là trở ngại cơ bản cho việc áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng tại các đô thị ở VN.

- Theo bà, có thể huy động nguồn lực đầu tư từ đâu cho chi phí ban đầu khá cao này ?

Chúng tôi luôn đánh giá cao vai trò của cộng đồng DN trong quá trình phát triển và xây dựng các đô thị cũng như huy động nguồn vốn đầu tư, nếu không muốn nói rằng nếu không có DN thì không thể phát triển được. Tuy nhiên, các cơ chế hiện hành chưa đủ để DN thực hiện.

Tôi lấy ví dụ, điện gió hiện nay được đánh giá cao vì bảo vệ môi trường, song giá thành đầu tư ban đầu rất cao, khi có sản phẩm thì EVN lại mua với giá thấp hơn cả giá thành sản xuất. Rõ ràng, như vậy sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư tham gia. Chẳng hạn dự án ở Quy Nhơn, bán đảo Phương Mai... mặc dù đã chuẩn bị rất lâu nhưng cũng không thực hiện được bởi các cơ chế chính sách hỗ trợ chưa triệt để ở giai đoạn đầu cho nhà đầu tư.

- Theo các chuyên gia, mặc dù là động cơ tăng trưởng kinh tế, động lực tăng trưởng của tương lai nhưng các TP là nơi diễn ra sự bất bình đẳng lớn trong phân phối của cải và các cơ hội kinh tế, chiếm tỉ trọng phát thải khí CO2 lớn nhất, và là nhân tố quyết định ảnh hưởng của khí hậu, thưa bà ?

Chính vì vậy, các TP phải chịu trách nhiệm cho việc tiêu thụ 75% năng lượng của thế giới và sản sinh trên 80% lượng phát thải khí nhà kính, phần lớn là khí CO2.

VN cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới, quá trình phát triển các khu đô thị xanh, bền vững cũng sẽ phải đối mặt với nhiều mặt trái. Tuy nhiên, là nước đi sau nên chắc chắn VN sẽ có những bài kinh nghiệm quý báu. Bởi vậy, làm sao để thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn phải kiểm soát được những ảnh hưởng về sinh thái, cơ sở hạ tầng và xã hội trong khi vẫn phải mang lại một cuộc sống chất lượng cao cho cư dân đô thị chính là trách nhiệm lớn lao đang đặt lên vai các nhà hoạch định chính sách.

- Xin cảm ơn ông !

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải:
Áp dụng các mô hình tiên tiến phù hợp VN

Giống như nhiều nước đang phát triển, đô thị VN phải đối mặt với nhiều thách thức, dân số đô thị tăng nhanh, khoảng cách giàu nghèo càng lớn, quy hoạch thiếu hợp lý, sử dụng năng lượng chưa hiệu quả, thậm chí lãng phí. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu, môi trường ô nhiễm chưa được kiểm soát.

Chính phủ khuyến khích các bộ, ngành và các địa phương chủ động nghiên cứu hợp tác, học tập kinh nghiệm các nước, áp dụng các mô hình phát triển bền vững và quản lý đô thị hiện đại, trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của VN để phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành tập trung xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị có ý nghĩa chiến lược theo hướng phát triển bền vững đô thị sinh thái và có kiến trúc xanh.

Để cho các đô thị phát triển bền vững trong thế kỉ 21, các đô thị của VN cần phải thân thiện với con người, môi trường, tiết kiệm năng lượng, an toàn trước hiểm hoạ của thiên nhiên và có bản sắc văn hoá đặc trưng.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI:
DN vừa là động lực vừa là tác nhân

Việc phát triển theo chiều rộng thay vì chiều sâu, coi nhẹ chất lượng và bỏ qua yếu tố bền vững trong phát triển các thành phố, cộng đồng và xã hội đã dẫn tới việc chi phí vận hành xã hội cao, hiệu quả thấp, lãng phí tài nguyên năng lượng, nước, thị trường đất đai bị bóp méo, chất lượng cuộc sống giảm sút... Tất cả những vấn đề đó dẫn tới những bất cập và hậu quả khó lường, khiến cho các TP lớn trở nên khó sống hơn.

Trong bối cảnh đó, DN với vai trò là động lực phát triển của các TP, đồng thời cũng là những tác nhân chính trong các bất cập nêu trên đã bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải có tiếng nói và vai trò tích cực hơn trong việc phối hợp với chính quyền và các bên liên quan xây dựng các đô thị phồn vinh và bền vững.

Ông Lothar Herrmann - Tổng giám đốc Siemens khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương:
Cần Đầu tư vào công nghệ mới

VN có tất cả các điều kiện cần để phát triển kinh tế cũng như phát triển các đô thị xanh trong tương lai. Đó là có vị trí địa lý ưu đãi, tự do và môi trường kinh doanh cải thiện, dân số trẻ và có trình độ văn hoá, thành viên tăng trưởng nhanh nhất trong khối ASEAN...

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của VN cũng song hành tới phát thải khí CO2 nhiều hơn, các nguồn năng lượng than đá sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện khá lớn, điều này sẽ tạo ra nhiều phát thải khí CO2... Do vậy, cần phải sử dụng than đá hiệu quả hơn nữa, sử dụng công nghệ mới để giảm phát thải khí CO2 xuống dưới 10%.

Bên cạnh đó, với các toà nhà cao tầng, là bộ mặt của các thành phố, độ thị lớn, việc áp dụng công nghệ cao sẽ tiết kiệm 30 - 40% năng lượng. Tất nhiên, chi phí ban đầu sẽ cao...

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24