Thủ tục và trình làm hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất được tiến hành như thế nào? Đây cũng là một câu hỏi dành được rất nhiều sự quan tâm từ độc giả. Bởi thực tế, đây là một trong những tình trạng xảy ra khá phổ biến tại Việt Nam. Xuất phát từ chính nhu cầu của thực tế, bài viết sau đây sẽ là thông tin cần thiết để bạn tham khảo về cách làm loại hồ sơ này.
Đất có thời hạn là gì?
Thực tế, đất là tài sản của quốc gia cũng đồng thời là tài sản của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Nhưng thực tế, đất có thời hạn sử dụng. Chính vì vậy mà chúng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất. Xuất phát từ chính nhu cầu thực tế nên việc làm hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất là việc tất yếu.
Vậy đất có thời hạn là gì? Đất có thời hạn thực chất là đất nông nghiệp, đất thương mại và dịch vụ… Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý đây không phải là đất ở. Thường thì đất có thời hạn sẽ có thời gian sử dụng là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào quy định của nhà nước. Trên thực tế có:
Đất có thời hạn là gì?
- Đất nông nghiệp được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đa số sẽ có thời hạn sử dụng là 50 năm. Tuy nhiên, khi hết thời gian sử dụng mà người đó vẫn có nhu cầu sử dụng thì có thể gia hạn cho mảnh đất này.
- Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức thuê đất nông nghiệp thì hạn mức sử dụng đối với loại đất này cũng là 50 năm. Nếu trong thời gian hết thời hạn mà nhà nước chưa sử dụng thì người thuê có thể làm thủ tục gia hạn thêm đối với đất thuê.
- Ngoài 2 trường hợp trên thì còn một loại đất nữa đó là đất không phải là đất nông nghiệp. Loại đất này thường được sử dụng để phục vụ cho mục đích thương mại hoặc dịch vụ. Riêng loại đất này thì người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể thuê để mục đích cho việc đầu tư kinh doanh. Thời gian thuê cũng được tính như 2 loại trên và cụ thể là 50 năm.
- Đối với những dự án đầu tư của doanh nghiệp mà lĩnh vực đầu tư có khả năng thu hồi vốn chậm hoặc những doanh nghiệp ở những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì thời gian có thể gia hạn thêm là 70 năm.
- Trong trường hợp đặc biệt như thuê đất để cho tổ chức nước ngoài làm nhiệm vụ ngoại giao thì thời gian không quá 99 năm. Tuy nhiên, nếu họ có nhu cầu sử dụng thêm thì vẫn có thể gia hạn thêm khi đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật.
Tóm lại, tất cả những loại đất trên mà nhà nước chưa có nhu cầu sử dụng mà cá nhân hoặc tổ chức vẫn còn nhu cầu thì có thể làm hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất. Vậy hồ sơ gia hạn bao gồm những loại giấy tờ nào? Phần tiếp theo sẽ cho bạn câu trả lời.
Thủ tục, hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất.
Thực tế, việc làm hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất không quá khó kể cả với những người mới làm lần đầu. Tuy nhiên, mỗi một loại đất sẽ có quy định về các loại giấy tờ là khác nhau. Cụ thể như:
Đất nông nghiệp.
Đối với đất nông nghiệp thì cá nhân và tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của nhà nước đó là:
Thủ tục, hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Loại giấy tờ đầu tiên cần có đó là đơn xin đăng ký biến động về đất đai có kèm theo tài sản gắn liền trên đất. Đối với đơn này cần phải làm theo mẫu đã được quy định tại luật đất đai năm 2013. Người làm đơn phải điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào mẫu đơn này.
- Nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và yêu cầu phải nộp bản chính. Mục đích là để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xác minh thông tin và kể cả là tình trạng đất đang sử dụng.
- Ngoài ra, bạn còn cần phải chuẩn bị thêm một số loại giấy tờ tủy thân như: CMND hoặc thẻ căn cước…
- Trong trường hợp người chủ đứng tên không thể trực tiếp đi thì người đại diện cần phải chuẩn bị thêm 1 loại giấy tờ nữa đó là giấy ủy quyền.
Đất ở ngoài khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Đối với loại đất này, người đi làm hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất cần phải chuẩn bị một số loại giấy tờ sau:
Thủ tục, hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất phi nông nghiệp
- Cũng giống như đất nông nghiệp loại đất này cũng cần phải có đơn xin đăng ký biến động về đất và tài sản có trên đất. Lưu ý là cần phải làm đúng theo mẫu theo quy định của nhà nước. Sau đó cũng phải ghi đầy đủ thông tin có trong đơn.
- Loại giấy tờ thứ 2 đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc có dấu đỏ.
- Đây là loại đất có liên quan đến giấy phép đầu tư kinh doanh thì loại giấy tờ tiếp theo cần chuẩn bị đó là quyết định đầu tư. Loại giấy tờ này chỉ cần nộp bản sao có chứng thực là được. Mục đích là để có quan chức năng xem xét và cân nhắc thời gian gia hạn.
- Ngoài ra, đối với cá nhân và tổ chức cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cũng như văn bản có thể chứng minh mình đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Cụ thể như: Hóa đơn hay giấy xác nhận…
Quy trình thực hiện hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất
Quy trình hay cũng có thể hiểu là trình tự để hoàn thiện hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất. Để giúp các bạn giải đáp khúc mắc vấn đề này chúng tôi sẽ giúp bạn tiến hành từng bước để thấy rằng chúng cũng không quá phức tạp như mình vẫn tưởng. Cụ thể tiến trình này được thực hiện như sau:
Nộp hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất
Khi nộp hồ sơ, các bạn nên lưu ý là cần phải nộp trước 6 tháng về Sở Tài nguyên và Môi trường mà tỉnh đó phụ trách. Tuy nhiên,các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Nộp hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất đến Sở Tài Nguyên & Môi trường
- Thứ nhất, đối với cá nhân, tổ chức kinh tế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài thì đơn đó không vượt quá 12 tháng.
- Trong trường hợp dự án được bổ sung kinh doanh hoặc sản xuất của người Việt Nam định cư nước ngoài hoặc người nước ngoài thì đơn gia hạn cũng không vượt quá 12 tháng.
Ngoài ra, việc quy định về thẩm định hồ sơ cũng được nhà nước quy định khá rõ ràng. Trường hợp đất phi nông nghiệp mà chủ đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài sẽ do sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định. Còn đất nông nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài do Sở Tài Nguyên và Môi trường là cơ quan thẩm định.
Thẩm định hồ sơ và xác định thời gian gia hạn.
- Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm về việc thẩm tra tính chính xác của hồ sơ. Sau đó sẽ được trình lên UBND tỉnh để quyết định gia hạn.
- Bộ phận Phòng đăng ký sẽ làm nhiệm vụ trích sao hồ sơ địa chính. Sau đó gửi Sở Tài Nguyên và gửi số liệu cho cơ quan thuế để họ xác định nghĩa vụ tài chính.
- Đối với người sử dụng đất phải chịu trách nhiệm nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hết hạn và nộp chứng từ có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi gia hạn cho sở Tài Nguyên và Môi trường.
- Cuối cùng sở Tài Nguyên sẽ chịu trách nhiệm điều chỉnh thời hạn cho mục đích sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách hợp pháp.
Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi hoàn tất toàn bộ 2 bước trên thì chỉ còn 1 bước cuối cũng là người sử dụng đất sẽ đến lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng của mình.
Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Có thể thấy rằng việc hoàn thiện một bộ hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất cũng không quá khó đúng không các bạn. Chỉ cần chúng ta thực hiện theo đúng bài viết là các bạn có thể hoàn thiện chúng một cách dễ dàng.