Hoàng Mai được biết đến là một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, ít có quận nào có thể sánh bằng. Tại đây mang rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế cũng như góp phần tạo những bước đột phá mới trong việc phát triển đồng bộ hóa giao thông và hạ tầng xã hội. Quy hoạch quận Hoàng Mai nhằm mở rộng diện tích, nâng cao cơ sở vật chất và kỹ thuật. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển toàn diện về tương tương lai, hướng nơi đây thành một nơi sinh sống hiện đại, thu hút nhiều người dân đến sinh sống.
Thông tin chung về quận Hoàng Mai
Thông tin chung về quận Hoàng Mai
Quận Hoàng Mai là khu vực nằm tại cửa ngõ Đông Nam của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế và là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng. Và nơi đây cũng sở hữu không ít những lợi thế về vị trí địa lý cũng như cơ sở hạ tầng.
1. Vị trí địa lý
Là một nơi tiếp giáp với rất nhiều khu vực trong trung tâm thành phố, quận Hoàng Mai với diện tích hơn 4.104 ha đã thu hút được rất nhiều người dân đến sinh sống và làm việc.
Bốn bề tứ phía là những quận, huyện có nền kinh tế tương đối phát triển cũng là chính là một điều thuận lợi cho dự án quy hoạch quận Hoàng Mai.
- Phía đông quận Hoàng Mai tiếp giáp với huyện Gia Lâm, chúng được ngăn cách nhau bởi sông Hồng.
- Phía Đông Bắc tiếp giáp trực tiếp với quận Long Biên và ranh giới là sông Hồng.
- Phía Tây và phía Nam tiếp giáp với huyện Thanh Trì và có ranh giới tại sông Tô Lịch.
- Phía Bắc là quận Hai Bà Trưng.
- Phía Tây Bắc tiếp giáp với quận Thanh Xuân.
2. Về hành chính
Bản đồ hành chính quận Hoàng Mai
Hiện nay, quận Hoàng Mai đang sở hữu 14 đơn vị hành chính gồm:
Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Đại Kim, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng và Yên Sở.
Đây là những phường chủ chốt của quận. Nhờ có sự tập trung nhiều mối đầu tư giao thông quan trọng, quỹ đất rộng và nguồn lực đầu tư ngày càng tăng, nơi đây đã từng ngày phát triển và vươn xa hơn.
3. Về cơ sở hạ tầng
Quận Hoàng Mai được biết đến là một nơi có sự đô thị hóa và phát triển về kinh tế nhanh chóng. Tại đây đã sở hữu được nhiều cơ sở hạ tầng hiện đại và phát triển. Trên địa bàn của quận có rất nhiều khu đô thị hiện đại mới như: KĐT Linh Đàm, Đền Lừ I, II, Kim Văn – Kim Lũ, Tây Nam hồ Linh Đàm, Thịnh Liệt và một số chung cư trên các tuyến đường quan trọng khác.
Để tiện lợi cho việc di chuyển cũng như tránh sự ùn tắc giao thông, nơi đây còn xây dựng hệ thống tuyến đường sắt kết hợp với những tuyến xe bus để phục vụ người dân. Mặc dù tuyến đường sắt chưa được đi vào hoạt động nhưng đây là một thành quả mới và hứa hẹn sẽ đem đến nhiều tiện ích cho người dân quanh khu vực và toàn thành phố.
Chi tiết quy hoạch quận Hoàng Mai
Chi tiết quy hoạch quận Hoàng Mai
Quy hoạch quận Hoàng Mai mang đến nơi đây nhiều thay đổi trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, về vị trí, ranh giới cũng như hệ thống giao thông toàn khu vực. Đây là một nơi có sự thay đổi tích cực mang đến cái nhìn mới mẻ cho khu đô thị hóa. Chính bước tiến này đã thu hút được nhiều nhà đầu tư bất động sản, tạo nên một giá trị nhất định cho khu vực cũng như nâng tầm phát triển kinh tế đất nước.
1. Quy hoạch giao thông đối ngoại quận Hoàng Mai
Đây là một dự án lớn và quan trọng. Nó được thực hiện trên các phương diện sau đây:
- Đường thủy: Cải tạo và nâng cấp cảng Khuyến Lương. Cảng được xây dựng nhằm tiếp nhận, bốc dỡ hàng container, tổng hợp có tải trọng 1.000 DWT đủ tải và 2.000 DWT giảm tải (sà lan container đến 128 Teu). Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 513,2 tỷ đồng theo hình thức xã hội hóa.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam trong khu vực sẽ sớm được nâng cấp thành đường sắt quốc gia trong tương lai.
- Đường sắt đô thị: Đây là tuyến đường được nhiều quan tâm của chủ đầu tư. Trong tầm kiểm soát tuyến đường đã được xây dựng tuyến số 1 và nhà ga nổi trên cầu cạn, tuyến số 3, số 4 và số 8.
- Trong tương lai, ga Giáp Bát sẽ trở thành ga dự phòng cho Hà Nội.
- Đường bộ: Đường vành đai 3, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giấy và bến xe được xây dựng. Đoạn đường này đã được đi vào hoạt động và trwor thành một phần đoạn đường giao thông không thể thiếu ở Hà nội.
2. Quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị quận Hoàng Mai
Nhiều tuyến đường trọng điểm được đầu tư bằng ngân sách thành phố và ngân sách quận đang được đẩy nhanh tiến độ. Dự án được diễn ra rộng rãi tại các tuyến sau:
- Tuyến đường Nguyễn Xiển – Nghiêm Xuân Yêm – Hoàng Liệt.
- Quy hoạch và mở rộng tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
- Mở rộng đường Giải Phóng và Ngọc Hồi.
Khi được đưa vào hoạt động, các tuyến đường này sẽ giúp giảm thiểu áp lực giao thông đáng kể cho quận Hoàng Mai, đặc biệt ở những giờ cao điểm.
3. Quy hoạch các tuyến đường liên khu vực quận Hoàng Mai
Quy hoạch các tuyến đường liên khu vực quận Hoàng Mai
Để mở rộng phát triển kinh tế cũng như thu hút nhiều nhà đầu tư, các tuyến đường liên khu vực quận Hoàng Mai đã được nâng cấp như tuyến đường vành đai 2.5, tuyến đường Minh Khai, Vĩnh Tuy và Yên Duyên, một phần của đường Trương Định, đường vành đai 3 ra cảng Khuyến Lương...
Tuyến đường vành đai 2 và vành đai 3 đi qua các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai. Khi hoàn thành công trình sẽ giúp người dân sống tại quận hOàng Mai rút ngắn thời gian di chuyển để đến thủ đô.
Bên cạnh đó, tuyến đường từ đê sông Hồng đến cầu Vĩnh Tuy cũng sẽ được mở rộng lên 40m với 6 làn xe. Hay tuyến đường Tam trinh và tuyến đường 70 cũng nằm trong dự án được mở rộng.
4. Quy hoạch các tuyến đường cấp khu vực quận Hoàng Mai
Theo dự kiến, tuyến đường sông 2 bên sông Tô Lịch sẽ được mở rộng từ 11,5m - 17,5m. Bên cạnh đó, tuyến đường cạnh sông Lừ cũng có sự thay đổi về kích thước, mỗi bên rộng 11,5m - 30m.
Đồng thời, tiến hành quy hoạch các đường chính trong khu vực quận như tuyến đường giữa khu tái định cư X2B và khu chức năng đô thị phía Nam đường vành đai 3. Tuyến đường này tạo điều kiện kết nối giữa hai khu vực. Không những kết nối về mặt vị trí địa lý mà còn kết nối cả về mặt kinh tế, cả hai cùng phát triển.
Đi theo đó là quy hoạch các tuyến đường có mặt cắt ngang rộng tới 27m như tuyến Trương Định – Hoàng Mai- Vĩnh Tuy, tuyến đường từ Giải Phóng, tuyến đường phía Nam sông Tô Lịch.
5. Quy hoạch các tuyến đường cấp nội bộ quận Hoàng Mai
Các tuyến đường cấp nội bộ có tầm quan trọng không kém gì so với các loại đường kia. Cũng chính vì vậy nó đã được quy hoạch và phát triển. Điển hình như: Định Công, ngõ 18 Định Công Thượng, ngõ 420 Kim Giang,…Mức độ quy mô cũng như hướng tuyến sẽ được thể hiện chi tiết tại bản đồ quy hoạch.
6. Quy hoạch các trạm xe bus và giao thông tĩnh tại quận Hoàng Mai
Các trạm xe bus sẽ được bổ sung và xây dựng trên các tuyến đường chính và tuyến đường cấp đô thị của quận. Đồng thời, các bãi đỗ xe được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu thiết yếu của người dân.
Mục tiêu lập bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai
Mục tiêu lập bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai
Việc thiết lập bản đồ quy hoạch giúp mọi người biết được các vấn đề cũng như cách thức đổi mới của quận. Nhằm xác định được khung kết cấu của dự án, từ đấy đảm bảo cho quá trình quy hoạch có thể phát triển tốt.
Đồng thời, hỗ trợ quá trình thiết lập bản thông tin quy hoạch chi tiết và kiểm soát quản lý đô thị. Và tạo nên một hình ảnh khu đô thị kiểu mới văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Tổng kết
Như vậy, chúng tôi đã đưa ra một vài thông tin về quy hoạch quận Hoàng Mai. Đây là một dự án đầy tiềm năng. Tôi tin chắc rằng quận Hoàng Mai sẽ sớm trở thành khu đô thị kiểu mới có nền kinh tế phát triển vượt bậc.