Bất động sản hiện nay là một trong những lĩnh vực được đông đảo cư dân quan tâm hàng đầu hiện nay. Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Việt Nam đã có bước tiến đột phá như thế nào trong lĩnh vực này nhé!

Năm 2015 là năm chúng ta được chứng kiến rất nhiều những chuyển động tích cực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng, mang đến một triển vọng tươi sáng hơn cho tương laok. Cụ thể là GDP Việt Nam trong năm 2015 tăng 6,68%, vượt qua mục tiêu 6,2% đề ra vào đầu năm nay. Tổng vốn FDI cho các dự án mới đăng kí và các dự án tăng vốn đầu tư đạt 22,76 tỷ VNĐ trong năm 2015, tăng 12,5% so với năm trước và trong đó bất động sản chiếm 10,5 % tổng vốn FDI.

Thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế.

Chính vì thế, thị trường bất động sản Việt Nam đã có những khía cạnh, xu hướng nổi bật và tiềm năng đột phá trong tương lai.

Thị trường bất động sản Việt Nam dần phục hồi nhịp cung – cầu

Cụ thể là thị trường bất động sản nước ta ngày càng phát triển vững mạnh hơn, luôn có sự kết nối chặt chẽ và tác động lẫn nhau với nhiều thị trường khác như tài chính, đầu tư… Do vậy, một khi nền kinh tế vĩ mô được giữ ổn định thì các thị trường này sẽ tiếp tục có sự phát triển tốt trong tương lai. Vào năm 2008 – 2013 thì thị trường bất động sản luôn phát triển mất cân đối, nhiều giai đoạn không có giao dịch nhưng có lúc thì giao dịch quá “nóng”. Nhưng mới đây, các luật và quy định đã đề ra dành riêng cho thị trường này đã có những quy định chặt chẽ hơn và có những điều khoản mở rộng hơn cho doanh nghiệp. Ví dụ như luật cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam là một đột biến lớn. Chính vì thế, trong tương lai, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp đà hồi phục và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Hơn thế nữa, ngày nay người mua nhà đã không còn tâm lý chờ giảm giá nhà nữa nên khách hàng bắt đầu mua nhà và đẩy thị trường ấm lên. Bởi vậy, giao dịch nhà ở hiện nay liên tục tăng và sẽ tăng tiếp trong tương lai. Cụ thể là tín dụng bất động sản trong năm 2015 đạt 342 nghìn tỷ, các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường tăng mạnh,… đã góp phần kích thích sự hồi phục khá mãnh mẽ của thị trường.

Theo thông tin báo cáo hàng tháng của Bộ Xây dựng, giao dịch bất động sản nhà ở trên thị trường khá ổn định khi hàng tháng đều đạt mức khoảng 1400 tới 1900 giao dịch tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ tính đến tháng 11/2015, cả nước có gần 35000 lượt giao dịch bất động sản được thực hiện, tăng gấp hai lần so với năm 2014.

Có thể thấy, năm 2015 chính thức kết thúc thời kỳ giảm giá của bất động sản nước ta. Thị trường đã khẳng định với cả người mua nhà và giới đầu tư là bất động sản sẽ không thể giảm giá thêm được nữa nên người mua đã chấm dứt tâm lý chờ đợi và bắt đầu giao dịch. Sức mua quay trở lại cộng thêm nhiều chính sách, thể chế nhằm ổn định, hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản đã phát huy tác dụng. Hơn thế nữa cùng với lòng tin vào xu hướng phát triển tích cực của bất động sản trong thời gian tới nên nhiều nhà đầu tư đã quay lại với thị trường; cũng như khách hàng an tâm hơn trong giao dịch, mua bán bất động sản khi được bảo đảm trên nhiều mặt.

Thị trường bất động sản Việt Nam dần dần nhận được nhiều niềm tin từ phía khách hàng

Tín dụng bất động sản luôn song hành cùng với doanh nghiệp và người mua

Thị trường bất động sản Việt Nam đang có những chiều hướng tích cực với việc đón nhận thêm nhiều dòng vốn đổ vào nên dòng tiền tín dụng đầu tư vào bất động sản khá lớn. Cụ thể là khoảng 360000 tỷ đồng, chiếm 12 % tổng dư nợ trên toàn hệ thống. Hơn thế nữa, dòng tiền đầu tư từ kiều hối vào bất động sản tại Việt Nam cũng khá cao, khoảng 3 tỷ USD.

Tính đến 9 tháng đầu năm 2015 thì tín dụng bất động sản tăng trưởng lên mức 10,23 % so với cuối năm 2014. Ngoài ra thì mặt bằng lãi suất cho vay trong tháng 9 duy trì ổn định so với tháng trước. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8 – 9%/năm đối với ngắn hạn, 9,3 -11%/năm đối với trung và dài hạn. Tín dụng bất động sản nước ta đã tăng trưởng khá tích cực, trong đó tín dụng cho nhà ở chiếm tỷ trọng cao nhất từ 39,3%, sau đó là phát triển khu đô thị với 19,8% và các loại bất động sản khác với 21,5%. Có thể thấy, cơ hội tiếp cận vốn cho phát triển thị trường bất động sản là rất lạc quan và sẽ không xảy ra tình trạng trầm lắng.

Trong tình hình hiện nay, thói quen của người Việt Nam vẫn ưu tiên cho thị trường bất động sản khi so sánh quyết định đầu tư giữa bất động sản, vàng, ngoại tệ, gửi ngân hàng, chứng khoán và trực tiếp sản xuất kinh doanh. Kết luận là bất động sản là kênh đầu tư ưu việt cho mọi người.

Thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng có những bước tiến đột phá và sẽ luôn đồng hành cùng bạn vì một tương lai tốt đẹp hơn!