Tại các công trình xây dựng luôn phải tuân theo các nguyên tắc, quy định và tuân theo quy trình bàn giao đến khi hoàn thành với tiêu chuẩn 5640:1991. Do đó khi hoàn thành công việc thi công xong sẽ cần đến biên bản bàn giao công trình thì mới được phép đưa vào sử dụng. Vậy liệu biên bản đó sẽ gồm có những nội dung gì và quy định như thế nào?

Khái niệm về biên bản bàn giao công trình là gì?

Là loại biên bản được xác lập nên để ghi lại việc công trình thi công đó đã hoàn thành tất cả các việc và đã được xác nhận nghiệm thu, có thể bắt đầu đưa vào sử dụng. Trong biên bản sẽ có tất cả đầy đủ nội dung về các hạng mục xây dựng, địa điểm của công trình, ngày bàn giao… Tất cả các thông tin trong biên bản nhằm xác định được trách nhiệm cũng như nghĩa vụ giữa các bên.

Biên bản bàn giao công trình là gì?

Biên bản bàn giao công trình là gì?

Nội dung cụ thể trong việc bàn giao công trình

Dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam 5640:1991 đã nêu cụ thể các nguyên tắc phổ biến trong việc bàn giao công trình như sau:

Các đại diện tổ chức tham gia bàn giao

Khi công trình thi công và các hạng mục đã được qua ngiệm thu thì chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm tổ chức việc bàn giao lại công trình. Các thành viên tham gia quá trình bàn giao gồm:

  • Phía đại diện của bên tổ chức đầu tư chủ trì (bên A)
  • Phía đại diện của bên tổ chức nhận thầu xây dựng lắp ráp (bên B)
  • Phía đại diện của bên tổ chức nhận phần thầu thiết kế
  • Phía đại diện của bên tổ chức nhận thầu trong phụ thiết kế và lắp ráp xây
  • Phía đại diện của bên tổ chức sử dụng công trình. Nếu công trình có hợp tác với các doanh nghiệp đối tác nước ngoài thì thành phần tham gia là thủ tướng Chính phủ.

Các bên đại diện tổ chức cuộc bàn giao công trình

Các bên đại diện tổ chức cuộc bàn giao công trình

Các công việc buộc phải làm trong lúc bàn giao lại công trình

  • Cần thỏa thuận cụ thể tiến độ bàn giao dựa trên từng hạng mục khác nhau.
  • Kiểm tra rà soát kỹ các hồ sơ đã nghiệm thu từ kỹ thuật công trình và các hạng mục xây dựng thi công.
  • Kiểm tra lại các công việc sửa chữa đã đề ra tại phụ lục của lúc nghiệm thu kỹ thuật. Xem xét những chỗ chưa sửa chữa thì cần phải khắc phục trong thời gian cụ thể và thống nhất kinh phí với chủ đầu tư.
  • Tiến hành lập biên bản bàn giao công trình và các hạng mục xây dựng

Nhà thầu cần giao cho phía chủ đầu tư các tài liệu sau

  • Tổng hợp danh sách những cơ quan cùng tham gia trong quá trình xây dựng.
  • Catalog kèm với tờ hướng dẫn chi tiết cách vận hành những thiết bị đã được lắp.
  • Biên bản chứng nhận đã vận hành thử các trang thiết bị có tải và không tải trong đó có cả quy định về chế độ vận hành máy móc.
  • Bản vẽ xác nhận đã hoàn thanh dự án và các hạng mục khác.
  • Các giấy tờ tài liệu có liên quan về việc thay đổi trong lúc thiết kế.
  • Giấy tờ ngiệm thu của các bộ phận và từng hạng mục.
  • Giấy chứng nhận chất lượng công trình và giấy tờ thí ngiệm, nhật ký của cả dự án.
  • Biên bản quá trình nghiệm thu của dự án và từng hạng mục.
  • Danh sách các trang thiết bị phụ tùng vẫn còn dự trữ dư không lắp đặt.

Các tài liệu bên nhà thầu cần giao cho bên chủ đầu tư

Các tài liệu bên nhà thầu cần giao cho bên chủ đầu tư

Các nội dung khác trong việc bàn giao các công trình

Trong trường hợp những hạng mục xây dựng hoặc dây chuyền công nghệ khi đã lắp đặt xong và nghiệm thu. Thì lúc đó bên nhận thầu được quyền sử dụng các thành phần đó để phục vụ tiếp cho thi công trước khi bàn giao lại theo yêu cầu hợp đồng. Bên nhận thầu nếu làm hư thì phải sửa chữa và giao lại cho chủ đầu tư đúng hạn quy định.

Những công trình có các hạng mục thi công bàn giao chậm trễ hơn với quy định của hợp đồng làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của chủ đầu tư. Việc này được phía Hội nghị bàn giao phải quyết định trách nhiệm về phía hữu quan dựa trên các quy định ký kết và pháp luật ban hành.

Việc bàn giao sẽ phải đạt tiêu chuẩn của nước ta đề ra

Việc bàn giao sẽ phải đạt tiêu chuẩn của nước ta đề ra

Với trường hợp những dự án xây dựng đã hoàn thành đủ các điều kiện để bàn giao cho chủ đầu tư nhưng bên đó chưa thể nhận. Dựa vào quy định thì phía chủ đầu tư phải bắt buộc ký vào văn văn bản để bên thầu bảo vệ và bảo dưỡng dự án xây dựng đến lúc có thể tiếp nhận việc bàn giao.

Trong quá trình thi công xây dựng công trình phía chủ đầu tư có cung cấp các trang thiết bị, vật dụng cho bên thầu sử dụng, lắp ráp. Khi hoàn thành công trình bên phía tổ chức nhận thầu phải hoàn trả đầy đủ các thiết bị, vật tư còn dư chưa được sử dụng lại cho phía chủ đầu tư.

Phía chủ đầu tư sẽ có các trách nhiệm và quyền hạn sau:

  • Tiến hành lập bản bàn giao lại công trình.
  • Thành lập và tổ chức các cuộc họp để xử lý việc bàn giao một cách rõ ràng
  • Nhận tất cả giấy tờ tài liệu liên quan đến bảng thiết kế công trình và bàn giao hoàn toàn lại toàn bộ công trình.
  • Thu nhận lại các thiết bị dự trữ, vật liệu còn dư chưa dùng của công trình.
  • Sắp xếp đủ lực lượng nhân viên để đón nhận công trình đi vào sử dụng, hoạt động.
  • Thống kê tất cả hồ sơ của công trình, thiết kế công trình.
  • Sẽ từ chối nhận bàn giao công trình khi các bộ phận của công trình chưa qua nghiệm thu hoặc bên thầu chưa sửa chữa các khoản tồn lại trong biên bản đã nghiệm thu.

Trách nhiệm và quyền hạn các bên trong quá trình bàn giao

Trách nhiệm và quyền hạn các bên trong quá trình bàn giao

Phía nhận thầu trực tiếp bao gồm các quyền sau:

  • Bàn giao lại toàn bộ công trình và các hạng mục cho phía chủ đầu tư đúng với thời gian đã quy định.
  • Tiến hành sửa chữa các hạng mục trong biên bản nghiệm thu để bàn giao đúng hạn.
  • Bàn giao tất cả các vật tư, trang bị còn dư lại cho phía chủ đầu tư, nếu tình trạng hỏng thì phải bồi thường lại.
  • Bàn giao các loại giấy tờ catalog kèm hướng dẫn cách lắp đặt các trang thiết bị cho công trình.
  • Có quyền khiếu nại với cơ quan giám định việc chủ đầu tư không nhận công trình trong khi công trình đã đạt đủ các tiêu chuẩn, chất lượng, nghiệm thu.

Cách để soạn thảo đầy đủ một biên bản bàn giao công trình

  • Ghi đầy đủ tên của công trình và từng hạng mục xây dựng sẽ bàn giao
  • Ghi cụ thể chi tiết địa chỉ của công trình thi công
  • Thời gian và địa điểm nơi bàn giao lại
  • Ghi đầy đủ các thành phần tổ chức của hai bên, số lượng nhân viên và cán bộ kèm với chức vụ
  • Nội dung của quá trình bàn giao đầy đủ các tài liệu, văn bản, hồ sơ, trang thiết bị, công trình
  • Lời cam kết và thỏa thuận giữa hai bên
  • Chữ ký hoặc đóng dấu mộc của hai bên cùng xác nhận

Mẫu tham khảo biên bản bàn giao công trình cụ thể hiện nay

Mẫu tham khảo biên bản bàn giao cập nhật mới đây

Mẫu tham khảo biên bản bàn giao cập nhật mới đây

Trên đây là thông tin chi tiết về các quy định và cách hướng dẫn chi tiết điền vào biên bản bàn giao công trình. Mong rằng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nội dung trong biên bản được pháp luật quy định và có thể áp dụng hiệu quả vào đời sống.