Cụ thể, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 158,34 tỷ USD, tăng 29%, tương ứng tăng 35,57 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, đóng góp phần lớn là của các doanh nghiệp FDI với 116,55 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ, chiếm 73,6% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như điện thoại các loại và linh kiện hơn 25 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện hơn 23,8 tỷ USD; hàng dệt may 15,3 tỷ USD; giày dép các loại 10,3 tỷ USD;…
Về nhập khẩu, tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 159,33 tỷ USD, tăng 36,3%, tương ứng tăng 42,43 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong nửa đầu năm như Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện hơn 33,5 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 22,9 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện hơn 9 tỷ USD; sắt thép các loại hơn 5,7 tỷ USD;…
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại thâm hụt 993 triệu USD.
Theo dự báo của các bộ ban ngành, triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tiếp tục khởi sác trong nửa cuối năm nhờ các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, các hiệp định CPTPP, EVFTA, UKFTA… tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta bị ảnh hưởng. Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục theo dõi thị trường nhập khẩu, nhất là nhóm hàng không khuyến khích, hạn chế nhập khẩu để có biện pháp kiểm soát kịp thời, cân bằng trở lại cán cân thương mại.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: