Không gian bếp nhà hàng được thiết kế và bố trí sẽ có sự khác biệt so với những căn bếp tại gia đình. Khi thực hiện thiết kế bếp nhà hàng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cần cẩn trọng trong khâu tính toán khoa học và tuân theo những tiêu chuẩn, quy tắc riêng để có được một căn bếp nhà hàng hoàn hảo nhất. Bài viết sau của BATDONGSAN EXPRESS sẽ chia sẻ bạn cách thiết kế một căn bếp cho nhà hàng chuẩn nhất.

Thiết kế bếp nhà hàng đúng chuẩn

Thiết kế bếp nhà hàng đúng chuẩn

Những thông tin tổng quát về bếp của nhà hàng

Do nhà bếp là nơi khá nóng, ẩm và luôn chứa đựng khá nhiều dầu mỡ. Vì lý do đó, các vật liệu được trưng dụng khi thiết kế bếp cần phải đảm bảo được rằng đáp ứng các tiêu chuẩn đơn giản, có thể dễ dàng lau chùi, vệ sinh và bảo trì.

Thông tin về bếp nhà hàng

Thông tin về bếp nhà hàng

Những nhà bếp công nghiệp đa phần sẽ đều sử dụng những vật liệu có chất liệu là inox không gỉ, có khả năng chống bẩn. Bên cạnh đó, còn giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi thực hiện chế biến các loại thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Do đó, khi thực hiện thiết kế bếp nhà hàng đạt tiêu chuẩn cần phải thiết kế ra sao để có thể hạn chế dính bẩn tối đa nhất. Đa phần công đoạn chế biến món ăn từ lúc sơ chế cho đến hoàn thành đều vô cùng khép kín. Mỗi công đoạn đều được thực hiện ở từng khu riêng biệt.

Thiết kế bếp nhà hàng đúng chuẩn

Một không gian bếp nhà hàng được xem là chuẩn không chỉ dựa vào cách thiết kế khóa học mà nó phải đảm bảo đáp ứng được những tiêu chí sau đây:

Về không gian của bếp

Khi thực hiện bố trí cho không gian bếp nhà hàng, cần chú ý đảm bảo việc sắp xếp một cách cân đối giữa khu vực phục vụ ăn uống cho khách hàng và khu vực nấu nướng. Điều này đảm bảo cho tính riêng tư của khu vực nấu ăn.

Không gian của căn bếp cần sắp xếp một cách thật khoa học

Không gian của căn bếp cần sắp xếp một cách thật khoa học

Đa phần những nhà hàng phục vụ ăn uống sẽ đều thiết kế chia bếp thành những khu vực đặc thù như sau: Khu bảo quản thực phẩm, khu nấu ăn, khu sơ chế, khu để vật dụng, khu vệ sinh dụng cụ nấu nướng, khu ra món,… Toàn bộ những hoạt động tại khu vực bếp nhà hàng đều sẽ hoạt động tương tự một dây chuyền sản xuất ở các xí nghiệp, nhà máy.

Do đó, khi thiết kế bố trí một cách khoa học, sẽ giúp những công việc trong khu vực bếp được thực hiện một cách nhanh gọn, thuận tiện. Mọi người ở các khu vực dễ dàng phối hợp với nhau để làm việc sẽ giúp gia tăng năng suất làm việc của nhân viên. Điều này rất quan trọng và đáng được chú ý.

Hơn nữa, ta phải tùy thuộc vào đặc tính riêng của nhà hàng để khi thực hiện thiết kế bếp nhà hàng sẽ chọn được kiểu phù hợp nhất với đặc tính đó. Điều này sẽ tối ưu hóa được mục đích sử dụng của nhà hàng. Ví dụ như nhà hàng phục vụ món lẩu, món nướng hay món hầm,…

Xem thêm: Thông tin mới nhất về các căn hộ hiện đại

Về phần ánh sáng của căn bếp

Khi thực hiện thiết kế nhà hàng, kiến trúc sư sẽ cần thiết kế sao cho ánh sáng tự nhiên sẽ được tận dụng tối ưu ở từng không gian. Đồng thời cũng tiến hành lắp đặt hệ thống ánh sáng cung cấp mức ánh sáng phù hợp. Đối với khu vực bếp, tốt nhất nên chọn những loại đèn có ánh sáng trắng.

Cần đáp ứng đầy đủ nguồn sáng cho căn bếp

Cần đáp ứng đầy đủ nguồn sáng cho căn bếp

Đa phần những nhân viên khu vực bếp sẽ làm việc với áp lực vô cùng cao, luôn phải quan sát chuẩn chỉnh từng loại thực phẩm hay dụng cụ nấu ăn. Do đó, nếu như nguồn sáng ở bếp không đủ sẽ dễ dẫn đến tình trạng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các món ăn.

Về hệ thống dẫn ga của căn bếp

Hệ thống dẫn ga có một vai trò quan trọng vì vậy cần cẩn trọng trong quá trình lắp đặt. Bên cạnh đó, cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn trong thiết kế bếp công nghiệp để tránh rủi ro nổ ga xảy ra. Hơn nữa, nhà hàng cũng nên thực hiện việc phân công cho những nhân viên thường xuyên kiểm tra lại hệ thống dẫn ga, bình ga. Điều này sẽ tránh được các rủi ro không may có thể xảy ra.

Về hệ thống thông gió của bếp

Thực hiện nấu nướng với vô số loại thực phẩm, chắc hẳn không gian bếp nào cũng đều tồn động lớn số lượng mùi. Vô số mùi hỗn tạp trong không gian bếp, ít nhiều cũng sẽ gây cho người nấu ăn những bất tiện nhất định như khó có thể xác định chính xác mùi vị món ăn.

Do đó, hệ thống thông gió là điều cần chú ý khi thực hiện thi công bếp nhà hàng. Nhà hàng nên chọn các loại máy khử mùi, hút khói đáp ứng được cả về diện tích lẫn nhu cầu sử dụng.

Các nguyên tắc cần nắm thi thực hiện thiết kế bếp cho nhà hàng

Nếu như không gian bếp của nhà hàng được thực hiện theo quy tắc một chiều sẽ giúp nhà đầu tư dự án tiết kiệm được kha khá các khoản chi phí đầu tư cho những thiết bị. Hơn nữa, các chi phí về nguồn nhân lực và không gian của bếp cũng được tiết kiệm đáng kể.

Khu vực nhà kho

Khu vực kho lạnh của bếp sẽ là nơi để nhà hàng bảo quản các loại thực phẩm để phục vụ cho quá trình nấu ăn như rau củ quả, thịt, cá, các đồ tươi sống,… Nhà hàng có thể chọn hệ thống đông lạnh hoặc tủ bảo quản rau củ để sử dụng.

Kho bảo quản của bếp

Kho bảo quản của bếp

Khu vực sơ chế thực phẩm

Những loại thực phẩm sau khi được đưa ra từ kho lạnh bảo quản hoặc vừa được mua đều sẽ phải trải qua quy trình sơ chế trước khi được đưa đến khu vực nấu ăn. Dụng cụ nhà bếp sử dụng để sơ chế thực phẩm sẽ bao gồm: Kệ, giá đựng đồ, chậu rửa, các dụng cụ dùng để sơ chế xử lý, cắt gọt rau củ quả. Khi thực hiện thiết kế bếp nhà hàng, cần thiết kế sao cho chậu rửa và giá nan inox phải được liên kết với nhau.

Sau khi đã rửa lại thật sạch những loại thực phẩm, nó sẽ thực hiện nghiền, chạt, thái, nhào, ướp gia vị,… bằng những dụng cụ chuyên dụng như thớt, dao, máy trộn bột, máy cưa xương, máy thái thịt.

Khu vực nấu ăn

Sau khi các nguyên vật liệu đã được sơ chế xong, sẽ được chuyển đến khu vực chờ để nấu. Những loại dụng cụ chuyên dụng được sử dụng ở khu vực nấu ăn sẽ là: bếp hấp, bếp xào, bếp chiên, bếp hầm, bếp nướng,…

Khu vực quầy bar phục vụ các thức uống

Quầy bar của nhà hàng

Quầy bar của nhà hàng

Trong khu vực này cần những đồ dùng chủ yếu như:

  • Bàn lạnh: để có thể giữ được độ lạnh cho hoa quả và đồ uống.
  • Chậu rửa: dùng để rửa ly, dụng cụ đi kèm cũng như các đồ dùng để pha chế thức uống.
  • Quầy đựng: dùng để đặt các dụng cụ, ly cốc phục vụ trong quá trình pha chế.
  • Thùng rác: chứa những loại rác thải trong quá trình pha chế, đảm bảo khu vực luôn vệ sinh.

Cần lưu ý điều gì trong quy trình lựa chọn vị trí đất đầu tư nhà hàng

  • Đánh giá tổng quan khu vực đặt nhà hàng: Bạn cần cân nhắc thử xem nên đặt nhà hàng ở đâu, phạm vi là thành phố hay khu vực, ngoài phố hay trong hẻm,...
  • Xem xét về các nhà hàng nằm trong khu vực trước khi lựa chọn: Đánh giá đối thủ cạnh tranh là điều quan trọng khi thực hiện một dự án. Vì vậy trước khi lựa chọn vị trí cho nhà hàng, bạn nên đánh giá các đối thủ trong khu vực.
  • Không gian xung quanh: Nhà hàng nên đặt ở vị trí có không gian xung quanh hài hòa. Tránh đặt ở những nơi ô nhiễm, đầy khói bụi.

Các câu hỏi thường gặp khi thiết kế bếp:

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích khi thiết kế bếp nhà hàng. Để đọc những tin tức thị trường bất động sản mới nhất, hãy theo dõi tại trang xaydungxhome.vn.